Thứ Bảy, 31 tháng 1, 2015

NHỮNG MẨU TRUYỆN VỀ THIỀN SƯ


1. TÁM GIÓ THỔI KHÔNG ĐỘNG

Đời Tống, cư sĩ Tô Đông Pha (TĐP) (1037-1101) nhậm chức ở Qua Châu, Giang Bắc. Giang Bắc và chùa Kim Sơn-Giang Nam cách nhau một con sông. Ông ta và thiền sư Phật Ấn (1011-1086) - trụ trì chùa Kim Sơn- thường bàn luân thiền đạo. Một hôm ông cảm thấy sự tu hành của mình đã được ngộ, bèn viết một bài thơ, sai một đứa bé sang sông trao cho thiền sư Phật Ấn để ấn chứng.

Bài thơ như sau:

Đảnh lễ thiên trung thiên (Phật),
Hào quang chiến đại thiên.
Tám gió thổi không động,
Hoa sen tím ngồi yên.
           (Khể thủ thiên trung thiên,
            Hào quang chiếu đại thiên.
            Bát phong xuy bất động,
            Đoan tọa tử kim liên).
Thiền sư nhận thư đọc xong, cầm bút phe hai chữ rồi đưa cho đứa bé đem về. TĐP cho rằng thiền sư chắc chắn sẽ khen ngợi về cảnh giới tu hành tham thiền của mình. Ông vội vàng mở thư ra xem, thì thấy hai chữa "Đánh Rắm" ghi trong phong thư. Không cầm được ngọn lửa vô danh nổi dậy, bèn chèo thuyền qua tìm thiền sư hỏi cho ra nhẽ.
Khi thuyền đến chùa Kim Sơn, thiền sư Phật Ấn đứng đợi TĐP ở bờ sông. Vừa thấy thiền sư, TĐP tức giận hỏi: - Thiền sư! Chúng ta là bạn thân với nhau, bài thơ của tôi, sự tu hành của tôi ngài không khen ngợi thì thôi, sao lại chửi tôi?
Thiền sư coi như không có chuyện gì, hỏi: - Tôi chửu ông cái gì?
TĐP cầm hai chữ "đánh rắm" trên thư cho thiền sư xem. Thiền sư cười to ha hả: - Ủa! Chả phải ông nói tám gió thổi không động sao? Sao một cái đánh rắm mà ông đã bay qua sông rồi?
Tô Đông Pha nghe lời nói đó xong thì bất ngờ, đứng sửng khá lâu và tỉnh ngộ.
Đó là thiền sư Phật Ấn dùng cái mưu chước ấy để thức tỉnh Tô Đông Pha về cái tánh Ngã mạn của mình, để họ Tô đến gần với giáo lý của Phật.

******

2. CAO VÀ XA

Học tăng trong thiền viện chùa Long Hổ muốn tọa một bức tranh rồng đấu với hổ trên tường. Trong bản vẽ, rồng ở trên mây lượn quanh sắp xuống, còn hổ thì ngồi xổm ở đầu núi sắp xông tới. Tuy sửa đổi nhiều lần, mà những chi tiết trong đó vẫn chưa ổn. Chợt gặp ts Vô Đức từ bên ngoài vào, học tăng liền thỉnh ts bình xét dùm.
TS Vô Đức xem xong nói: - Họa ngoại hình của rồng và hổ như vậy là đc rồi, nhưng các ông có biết đặc tính của rồng và hổ thế nào không? Bây giờ phải hiểu rằng, rồng đang công kích tới trước, thì đầu phải thụt lui ra sau. Khi hổ muốn chồm lên, tất nhiên đầu phải mọp xuống. Rồng thụt đầu ra sau thì cổ càng lớn, đầu hổ càng sát đất, chúng nó xông ra càng nhanh thì nhảy vọt càng cao.
Các học tăng vô cùng hoan hỉ thọ giáo: - Lời dạy của thầy thật chính xác....
Ts Vô Đức dựa vào cơ hội này chỉ dạy: - Làm người khi đối xử với nhau cũng như đạo lý tham thiền tu đạo vậy. Sau khi chuẩn bị lui một bước, mới có thể xông tới càng xa, phản tỉnh khiêm hạ mới có thể trèo được càng cao.
Học tăng không hiểu, thưa: - Bạch thầy! Người lùi bước làm sao tiến tới trước được? Người khiêm hạ làm sao càng cao được?
Ts Vô Đức nghiêm túc nói: - Các ông hãy nghe ta nói một bài thơ thiền sau:
Tay cấy mạ non ở ruộng nhà (Bả thủ thanh ương sáp mãn điền),
Bầu trời trong nước thấy xuyên qua ( Đê đầu tiện kiến thủy trung thiên).
Thân tâm thanh tịnh mới là đạo (thân tâm thanh tịnh phương vi đạo),
Lui gót chính là tiến bước xa (Thối bộ nguyên lai thị hướng tiền).
(Bình: nhân cách của thiền giả, có lúc như rồng ngẩng đầu, như hổ xông pha. nhưng có lúc cũng rất khiêm hạ,có lúc như rồng thụt lùi, như hổ mọp đầu. Đó chính là nói rõ nên tiến thì tiến, nên lùi thì lùi, nên cao thì cao, nên thấp thì thấp.........)

******

3. LỄ TANG

Ts Tùng Vân sau khi xuất gia học thiền, vì nghĩ đến mẹ già không ai chăm sóc, tự mình xây một ngôi thiền thất đem mẹ về chung ở.

Hàng ngài Tùng Vân ngoài việc tham thiền ra, sư còn giúp người sao chép kinh Phật, nhờ chút lợi này mà chi tiêu qua ngày. Có khi sư ra chợ mua ít cá thịt cho mẹ, người ngoài chợ đều chỉ vào sư mà nói:

- Bà con hãy đến xem ông Hòa thượng mua rượu thịt kìa!

Ts Tùng Vân không phân bua, vì sư không quan tâm đến chuyện tào lao của người khác, nhưng mẹ của sư không buông được sự phê bình của mọi người, nhân đó bà cũng ăn chay theo người xuất gia. Một hôm có một tiểu thư xinh đẹp gặp sư trên đường, vì dáng vẻ trang nghiêm của sư làm cô ta cảm động. Cho nên thỉnh sư về nhà thuyết pháp. Ts Tùng Vân nhận lời, vì thuyết pháp là việc tốt. Nhưng sau chuyện này, mọi người đồn đãi rằng, có người chính mắt thấy Ts Tùng Vân vào nhà sư thông dâm.

Người trong làng nổi sùng đến phá hủy thiền thất của sư, và đuổi sư ra khỏi nơi đó. Bất đắc dĩ, sư chỉ đành đem mẹ gửi cho người thay mình nuôi dưỡng, còn sư vân du nơi khác tham thiền.

Chuyện ấy trải qua hơn một năm, mẫu thân vì nhớ con mà sinh bệnh, không bao lâu bệnh nặng rồi qua đời. Người trong làng không biết Tùng Vân đi đâu, chỉ tẫn liệm một cách qua loa mà đợi Tùng Vân trở về để cử hành an táng.

Không bao lâu, Tùng Vân trở về, sư đến trước quan tài của mẹ một hồi lâu, sau đó cầm gậy gõ vào quan tài, nói:

- Mẹ hiền ơi, Con đã trở về đây rồi!

Nói xong sư lại giả bộ lời mẹ nói: - Tùng Vân,! Thấy con hoàn thành thiền đạo trở về đây, mẹ vui lắm!

- Vâng! Thưa mẹ!

Tùng Vân lại nói: - Con đem thiền đạo này hồi hướng cho mẹ sinh về cõi Phật, không còn trở lại cõi đời thọ khổ nữa. Con cũng vui như mẹ!

Ts Tùng Vân nói xong, lại nói với mọi người: Tang lễ đã xong, an táng được rồi!

Năm ấy bà được 68 tuổi, còn Tùng Vân 30 tuổi.

Lúc Ts Tùng Vân 56 tuổi, đoán biết giờ chết, sư triệu tập đệ tử đến từ biệt và đến trước chân dung của mẹ dâng hương, viết một bài kệ:

Nhà trọ nhân gian,
Năm mươi sáu năm.
Mưa xong trời lạnh,
Một vầng trăng sáng

Viết xong, sư ngồi an nhiên thị tịch.

Bình:

Ở đời, nói nào có người thì nơi đó có thị phi tốt xấu. Nói tốt chưa chắc đã tốt, nói xấu chưa hẳn đã xấu. Sự oan ức của Ts Tùng Vân, giúp cho sư tăng tăng trưởng Phật đạo, giảm bớt nghiệp báo. Mẹ sư bệnh qua đời, sư trở về hồi hướng cho mẹ an dưỡng nơi cõi Phật

******

4. SỐNG HAY CHẾT


Thiền sư (Ts) Đạo Ngộ dẫn đệ tử Tiệm Nguyên (TN) đến nhà một cư sĩ tụng kinh cầu siêu. Tiệm Nguyên gõ vào quan tài hỏi sư phụ: - Người trong quan tài sống hay chết?

Đạo Ngộ nói: - sống chết đều không nói.

- Vì sao không nói?

- Không nói là không nói.

Lúc trở về chùa được nửa đường. Tiệm Nguyên nói: - Nếu thầy không nói, sau này con không đến nhà đàn việt tụng kinh cầu siêu nữa.

Đạo Ngộ nói: Không đi thì thôi, ta nhất định không nói.

Từ đó, TN không đi tụng kinh cầu siêu cho người.

Về sau, Đạo Ngộ viên tịch, TN đến đạo tràng của Ts Thạch Sương tham học. Một hôm đem câu hỏi ấy hỏi ts Thạch Sương, Thạch Sương đáp: -

- Sống chết đều không nói.

- Vì sao không nói?

- Không nói là không nói.

Ngay lời nói này Tiệm nguyện đại ngộ.

Lời bình:

Sanh tử luân hồi đó là lời nói trên sự tướng, còn bản tánh của chúng ta đâu có sanh tử? Chơn như Phật tánh đều không cho phép nói, há lại cho nói sanh tử luân hồi sao.
Người trong quan tài, từ trên thân thể của pháp hữu vi mà nói thì có sanh có tử. Nếu từ trên tự tánh của pháp vô vi mà nói thì không có sanh tử. Thân này có chết, còn Phật tánh thì không chết.