Thứ Hai, 23 tháng 1, 2017

Giới thiệu về thiền minh sát Vipassana

Giới thiệu về thiền minh sát Vipassana

Thiền Vipassana (thiền minh sát tuệ) là một phương pháp tu đơn giản, thực tế mang lại kết quả là tâm an lạc và hướng đến một đời sống lợi lạc và hạnh phúc. Vipassana có nghĩa là " thấy mọi sự vật như thật bản chất của chúng ngay trong lúc quan sát" nó là một tiến trình logic của việc thanh lọc tâm qua phương cách tự quán chiếu (self- observation) .



Thiền Vipassana (thiền minh sát tuệ) là một phương pháp tu đơn giản, thực tế mang lại kết quả là tâm an lạc và hướng đến một đời sống lợi lạc và hạnh phúc. Vipassana có nghĩa là " thấy mọi sự vật như thật bản chất của chúng ngay trong lúc quan sát" nó là một tiến trình logic của việc thanh lọc tâm qua phương cách tự quán chiếu (self- observation) .

Trải qua tiến trình thời gian, chúng ta sẽ kinh nghiệm tất cả sự lo âu, sự trạo hối và sự bất hòa. Khi chúng ta khổ, chúng ta không giữ nỗi khổ trong tâm chúng ta; thay vì, chúng ta làm phiền đến người khác. Rõ ràng, đây không phải là phương cách thích hợp để sống. Tất cả chúng ta mong muốn sống trong an bình giữa chúng ta và mọi người xung quanh. Sau hết, con người là những người sống trong xã hội; chúng ta phải sống và ban giao với họ. Làm thế nào chúng ta có thể sống một đời sống an bình? Làm thế nào chúng ta có thể duy trì an hòa trong chúng ta, và duy trì hòa bình và hài hòa xung quanh chúng ta?
Vipassana có thể giúp chúng ta sống an lạc và hài hòa; nó làm thanh tịnh tâm, giải thoát tâm ra khỏi khổ đau và những nguyên nhân cội rễ của khổ đau. Hành trì, tuần tự dẫn đến mục đích thiêng liêng cao nhất của sự giải thoát hoàn toàn tất cả mọi ô nhiểm thuộc về tâm lý.


NGUỒN GỐC LỊCH SỬ

Vipassana là một trong những phương pháp thiền định xưa nhất của Ấn Độ. Nó được Đức phật Thích ca khám phá lại cách đây trên 2500 năm, và nó là phương pháp cốt lõi mà Đức phật đã tu tập và giảng dạy trong suốt 45năm hoằng hóa của ngài. Vào thời Đức phật , nhiều người sống vùng bắc Ấn Độ (ngày nay thuộc tiểu bang Biha và Uta Pradesh) dựa vào phương pháp tu tập Vipassana , đã thoát khỏi mọi trói buộc khổ đau trong đời và họ đã thành tựu ở những thứ bậc cao về sự chứng đạt trong mọi lãnh vực của cuộc sống. Trải qua thời gian, phương pháp thiền vipassana đã lang truyền sang các nước láng giềng như Burma (Myanmar), Sri lanka (Tích lan), Thailand (Thái lan) và những nước khác, ở những nước này nguồn thiền cũng đã mang lại kết quả lợi ích lớn lao như ở Ấn độ.


Trải qua năm thế kỷ sau khi Đức phật niết bàn, giáo lý cao quí của nguồn thiền Vipassana đã biến mất khỏi Ấn Độ. Giáo lý nguyên thủy cũng không còn ở Ấn Độ. Tuy nhiên, ở Burma (Myanmar), nó được bảo tồn từ nhiều thế hệ của Các vị Thầy tận tâm bảo trì, từ thế hệ này sang thế hệ khác, trải qua hơn 2000 năm, dòng truyền trao tận tụy này(bởi các vị Thầy) đã chuyển trao phương pháp thiền định trong hình thức thuần túy nguyên thủy của nó.

Ở thời đại chúng ta, thiền Vipassana được giới thiệu trở lại Ấn Độ, cũng như những người dân từ hơn tám mươi quốc gia khác nhau, bởi Thiền sư S. N. Goenka . Thầy Goenka được Vị thầy nổi tiếng thiền Vipassana Myanmar(Sayagyi U Ba Khin) giao trọng trách dạy thiền Vipassana. Trước khi Ngài tịch vào năm 1971, Thầy Sayagyi đã chứng kiến một trong những mơ ước nhất (của Ngài) đã thành sự thật. Ngài đã mong ước sẽ đưa nguồn thiền Vipassana trở lại Ấn Độ, quê hương của nó, để Nó giúp mọi người giải trừ những khổ đau. Từ Ấn Độ, Thầy đã cảm nhận chắc chắn rằng rồi đây nó sẽ truyền bá rộng ra khắp thế giới vì lợi ích an lạc cho nhân loại.

Thầy Goenka đã bắt đầu hướng dẫn những khóa Vipassana ở Ấn Độ vào năm 1969; mười năm sau, Ngài cũng bắt đầu dạy thiền ở các quốc gia khác. Vào năm thứ 23 từ khi Ngài bắt đầu dạy, Thầy Goenka đã hướng dẫn trên 350 khóa 10 ngày về thiền Vipassana, vã đã đào tạo trên 120 Vị Thầy phụ tá, những vị Thầy này đã hướng dẫn trên 1200 khóa khắp mọi nơi trên thế giới.

Trong quá khứ, Ở Ấn Độ đặc biệt được xem như là một vị Thầy thế giới. Vào thời chúng ta, Chân lý phát nguồn từ lưu vực sông hằng(Giáo pháp Đức phật) một lần nữa đang tuông trào ra từ Ấn Độ đến những thế giới khát khao về nó.

PHƯƠNG CÁCH HÀNH TRÌ
Học thiền Vipassana, tốt nhất nên tham gia khóa mười ngày dưới sự hướng dẫn của một Vị thầy Kinh nghiệm. Trong thời gian hành trì, thiền sinh chỉ lưu trú trong khu vực của trung tâm tu thiền, không tiếp xúc môi trường ngoài khu vực trung tâm. Các thiền sinh không được đọc, viết và duy trì phương pháp tu tập của bất kỳ tôn giáo nào khác hoặc các giáo điều khác. Phải tuân theo mệnh lệnh của bản nội qui sinh hoạt hằng ngày gồm có mười tiếng ngồi thiền định. Phải hành trì tịnh khẩu , không nói chuyện với bạn đồng tu, tuy nhiên, thiền sinh tự do trình bày vấn đề thiền định với vị Thầy hướng dẫn và những vấn đề khác với ban quản lý.

Có ba bước cho việc hành trì. Bước một, thiền sinh từ bỏ các hành động có khả năng gây hại. Họ phải hành trì năm giới cấm: từ bỏ sát sanh, trộm cướp, nói láo , tà dâm và uống chất có hơi men. Sự hành trì năm giới cấm này là để cho tâm yên tĩnh thích hợp tiến hành công việc có lợi ích. Bước hai, trong 3 ngày rưởi đầu, thiền sinh hành trì thiền sổ tức (Anapana meditation) , sự tập trung vào hơi thở. Sự hành trì này giúp cho việc phát triển khả năng kiềm chế tâm tán loạn.

Hai bước đầu về cách sống thiện hành và phát triển sự kiềm chế tâm này rất cần thiết và có lợi nhưng chưa hoàn hảo trừ phi bước thứ ba được hành trì: thanh lọc tâm qua sự giảm thiểu hành vi bất thiện. Bước thứ ba được tiến hành trong 6 ngày rưởi còn lại, là sự hành trì Vipassana: chúng ta quán sát toàn bộ cơ cấu thân và tâm với trí tuệ sáng suốt.

Thiền sinh được hướng dẫn phương pháp thiền vài lần trong ngày, và tiến trình mỗi ngày được giảng qua băng video từ Goenkaji vào mỗi buổi tối. Sự im lặng tuyệt đối dành cho 9 ngày đầu. Vào ngày thứ 10, thiền sinh bắt đầu được phép nói chuyện , làm những việc trao đổi trong đời sống bình thường trở lại. Khóa thiền kết thúc vào buổi sáng ngày thứ 11. Khóa tu chấm dứt với sự thực hành từ tâm(metta-bhavana) hướng đến tất cả chúng sanh với ý nghiã sự thanh tịnh trong suốt khóa tu được chia xẻ với mọi chúng sanh.


MỘT PHƯƠNG PHÁP TU TẬP THUẦN TÚY

Mặc dù thiền Vipassana được bảo tồn trong truyền thống Phật giáo, nó không chứa đựng tính chất tông phái, và nó có thể được chấp nhận và áp dụng cho mọi người ở bất cứ nguồn gốc nào. Đức phật, chính ngài đã dạy giáo pháp (phương pháp, chân lý, con đường). Ngài không gọi chư vị Đệ tử của ngài là "Phật tử", Ngài xem họ như là "Pháp hữu" (những người hành theo chân lý). Phương pháp tu tập căn cứ vào nền tảng rằng tất cả chúng sanh có những vấn đề giống nhau , và một phương pháp thiết thực có thể xóa tan những vấn đề này có thể hành trì một cách phổ quát.

Những khóa thiền Vipassana được mở cho mọi người thành tâm muốn học phương pháp thiền, không phân biệt chủng tộc , giai cấp, tín đồ , quốc gia. Ấn Độ giáo, Kỳ na giáo, Hồi giáo, Sít giáo, Phật giáo, Thiên chúa giáo, Do thái giáo cũng như các Tu sĩ của các Tôn giáo khác tất cả đều tu tập thành công Vipassana. Bệnh tật thì phổ quát vì vậy, phương thuốc phải là phương thuốc phổ quát. Ví dụ, khi chúng ta sân giận , sân giận này không phải là sân giận Ấn Độ, sân giận Thiên chúa giáo, sân giận Trung hoa, hoặc sân giận Mỹ. Tương tự, tình thương, lòng từ bi không phải lãnh vực giới hạn của bất cứ cộng đồng nào hoặc niềm tin: chúng nó là đặc tính phổ quát con người kết qủa từ tâm thanh tịnh. Con người từ mọi nguồn gốc khi tu tập Vipassana mang lại kết quả rằng họ trở thành những con người tốt hơn.


MÔI TRƯỜNG THẾ GIỚI NGÀY NAY

Sự phát triển về các lãnh vực khoa học và kỹ thuật, trong sự vận chuyển, truyền thông, nông nghiệp và thuốc men, đã cải cách hóa đời sống con người ở cấp độ vật chất. Nhưng , trong thực tế, tiến trình này chỉ là hình thức nông cạn bên ngoài: dưới đáy, con người hiện đại đang sống trong những điều kiện căng thẳng về tinh thần và tình cảm, ngay cả ở các quốc gia đã phát triển và đang phát triển.

Các vấn đề và sự chống đối sinh khởi vì các thành kiến thuộc về chủng tộc, dân tộc, đảng phái, giai cấp ảnh hưởng đến nhân dân trong mọi quốc gia. Sự nghèo khổ, chiến tranh , vũ khí của vô số sự đoạn diệt, suy tàn, sự nghiện ngập, sự đe dọa của khủng bố, sự hủy diệt bệnh dịch môi trường và sự suy đồi chung về tất cả các giá trị đạo đức bao phủ bóng tối lên tương lại của nền văn minh. Chúng chỉ cần liếc qua trang đầu của các tờ nhật báo đã ghi lại nổi thống khổ và thất vọng tột cùng ảnh hưởng lên con người trên hành tinh của chúng ta.

Có phải có một phương pháp vượt ra khỏi những vấn đề dường như không thể giải quyết này? Câu trả lời rõ ràng là có. Tất cả trên thế giới ngày nay, những cơn gió thay đổi thật sự rõ ràng. Con người ở mọi nơi đang tha thiết tìm một phương pháp để có thể mang lại bình an và hài hòa; lập lại niềm tin về kết quả của những phẩm chất thiện lành con người;và tạo ra một môi trường tự do và an ổn ra khỏi mọi hình thức sự tận dụng kinh tế, tôn giáo, kinh tế. Thiền Vipassana có thể là phương pháp như vậy.


VIPASSANA VÀ SỰ CHUYỂN ĐỔI XÃ HỘI
Phương pháp tu thiền vipassana là con đường dẫn đến giải thoát mọi ràng buộc khổ đau; nó đoạn trừ tham, sân , si là nguyên nhân của mọi khổ đau. Hành giả vipassana tu tập để dời đi, một cách tuần tự, căn nguyên của khổ và thoát ly sự đen tối của những căng thẳng từ trước để dẫn đến cuộc sống sung túc, lành mạnh và hạnh phúc. Có nhiều thí dụ điển hình liên quan đến việc kiểm tra vấn đề này.


Một số các cuộc thí nghiệm được tiến hành ở các nhà tù ở Ấn Độ. Vào năm 1975, Goenkaji (Ngài Goenka) đã hướng dẫn một khóa tu thiền trở thành lịch sử cho 120 tù nhân ở tại nhà tù trung tâm (Central Jail) thuộc Jaipur (thủ phủ của Tiểu bang Rajasthan), lần đầu tiên cuộc thử nghiệm như vầy trong lịch sử hình phạt Ấn Độ. Sau khóa này vào năm 1976 một khóa khác cho các nhân viên cảnh sát cao cấp ở Truờng Huấn luyện cảnh sát chính phủ (the goverment police Academy) thuộc Jaipur. Vào năm 1977, một khóa thứ hai được tổ chức tại Nhà tù trung tâm Jaipur. Những khóa này đã là những chủ đề của các cuộc nghiên cứu xã hội được điều khiển do trường đại học Rajasthan tổ chức. Vào năm 1990, một khóa nữa được tổ chức tại Nhà tù trung tâm Jaipur trong đó có 40 trường hợp là tù nhân chung thân và 10 nhân viên nhà tù tham gia với kết quả rất mỹ mãn. Vào năm 1991, một khóa cho các tù nhân chung thân được tổ chức tại Nhà tù trung tâm Sabaramati thuộc Ahmedabad và đãlà chủ đề của chương trình nghiên cứu của Phân khoa Giáo dục của đại học Gujurat Viyapeeth. Những nnghiên cứu của Rajasthan và Ahmedabad đã đề cập đến những thay đổi rất khả quan về thái độ và cách cư xử ở những người tham gia, và cho rằng thiền Vipassana là một sự khả quan cải cách chuẩn mực có thể làm cho những tội phạm trở thành những con người tốt trong xã hội.

Sự nghiệp phục vụ dân chúng của Thầy Sayagyi U Ba Khin , vị Thầy thiền của Ngài Goenkaji, là một tấm gương của kết quả biến đổi của Vipássana ….. Sayagyi là Vị lãnh đạo của nhiều cơ quan nhà nước . Ngài đã thành công về sự thấm nhuần trách nhiệm, giới luật và đạo đức trong một ý nghĩa cao cả, và thành công trong việc dạy thiền Vipassana cho Các nhân viên nhà nước làm việc chung với Thầy. Vì vậy, hiệu quả đã tăng vượt bậc và sự suy đồi được loại trừ. Tương tự, tại cơ quan nội vụ của chính quyền Rajasthan, sau khi một số Viên chức nồng cốt tham gia các khóa Vipassana, các quyết định làm việc và các trường hợp bố trí được giải quyết nhanh chóng, và các mối quan hệ làm việc được phát triển.

Viện nghiên cứu thiền Vipassana đã chứng minh bằng tài liệu về những thí dụ khác về kết quả tích cực của ảnh hưởng thiền Vipassana như các lãnh vực sức khỏe, giáo dục, cai nghiện, và tổ chức kinh doanh.

Những kinh nghiệm này nhấn mạnh quan điểm rằng sự chuyển đổi xã hội phải bắt đầu bằng sự chuyển đổi cá nhân. Sự phát triển xã hội không thể được chứng minh chỉ bằng các bài giáo lý; giới luật và đạo đức của các sinh viên không thể được thắm nhuần chỉ một số bài giảng qua sách giáo khoa. Những tội phạm sẽ không trở thành công dân tốt vì sợ hãi hành phạt; sự bất hòa về giai cấp và đảng phái không thể được loại trừ bằng thước đo hình phạt. Lịch sử cho thấy nhiều sai lầm về cách làm như vầy.

Cá nhân là chìa khóa: anh ta hoặc cô ta phải đuợc cư xử với tình thương và lòng từ; anh ta phải được luyện tập để phát triển bản thân không phải bằng những sự khuyên bảo để làm theo các giới điều đạo đức, mà bằng được thấm nhuần với ước mong thành thật để chuyển đổi. Anh ta phải được dạy để khám phá chính mình, để tham gia một tiến trình có thể mang lại sự chuyển đổi, và dẫn đến sự thanh tịnh hóa về tâm. Đây là sự chuyển đổi duy nhất sẽ được duy trì.
Vipassana có khả năng chuyển đổi tâm tính con người. Cơ hội đang chờ đợi mọi người mong muốn nhiệt thành để nổ lực thực hành.

Người dịch: Thích Minh Diệu 
Nguồn: Thư viện Hoa Sen

chia sẻ sách pdf về thiền:
https://www.dropbox.com/home/S%C3%A1ch/Phat%20Hoc/ThienMinhsat




Thứ Bảy, 14 tháng 1, 2017

TẾT


CÁC CĂN CỨ ĐỂ BÁC BỎ ĐỀ XUẤT BỎ TẾT TA ĂN TẾT TÂY

-----
Đây là một đề tài không mới. Nhiều cá nhân, trang mạng đã đăng đàn phản biện nhưng hầu hết một là, đều nhắm vào tư cách cá nhân người đề xuất; hai là, cho rằng những người đề xuất "toàn lũ mất gốc, vong bản, chạy theo các giá trị phương Tây" hay "một đám người duy kinh tế, coi kinh tế là tất cả"... chứ chưa làm rõ được cơ sở lý luận của tết Ta, tết Tây và làm rõ căn cứ của các chứng lý liên quan mà người đề xuất nêu lên. Nhằm tiện cho bạn đọc theo dõi, bài viết được tôi trình bày theo dạng câu hỏi, từ câu hỏi nêu cái khái quát đến cái cụ thể.
***

1 - Tết Việt Nam là tết Trung Quốc chứ hay ho gì, bản sắc gì mà khư khư giữ lấy? (ý kiến của Giáo sư Võ Tòng Xuân, chuyên gia Phạm Chi Lan và một số người)

- [Đáp] Thứ lịch mà dân gian ta hay gọi là "Âm lịch" hay "Lịch ta" để phân biệt với lịch Công giáo (Tây lịch hay Dương lịch) thực ra là một dạng Âm - dương lịch, có tính đến chu kỳ vận động của cả mặt trăng và mặt trời. Âm - dương lịch Đông Á ra đời dựa trên nhu cầu tính toán thời tiết, con nước thủy triều, thời điểm bắt đầu và kết thúc mùa mưa mà điều này là điều cực kỳ cần thiết của các cư dân nông nghiệp lúa nước. Các chứng cứ khảo cổ phát lộ từ nền văn hóa Hòa Bình ở Việt Nam cách đây 2 đến 3 vạn năm chứng minh rằng Việt Nam là một trong những cái nôi của nền văn minh lúa nước. Đến thời Hùng Vương cách đây, 2.000 - 3.000 năm, hoa văn trên các trống đồng (nhiều trống có 12 tia sáng trung tâm trên một vòng tròn, vòng tròn đôi khi được chia đều bằng 4 cung đại diện cho 4 mùa trong năm, 3 tia trên một cung đại diện cho 3 tháng mỗi mùa). Nó cho thấy cách tính lịch dựa trên chu kỳ mặt trăng - mặt trời đã hiện diện ở Việt Nam trước khi văn hóa Hán bắt đầu tràn xuống phương Nam theo chân các đoàn quân xâm lược.

Theo Lương Khải Siêu, triết gia, nhà cải cách lớn của Trung Quốc cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, thì tộc người Hán (Hoa) có gốc là các cư dân chăn nuôi du mục và làm nông nghiệp khô (trồng mạch, kê) ở vùng thượng - trung lưu Hoàng Hà. Họ chưa có nhu cầu cấp thiết phải có hệ thống Âm-dương lịch. Nhu cầu đó chỉ xuất hiện khi họ bắt đầu tiến về hạ lưu Hoàng Hà và tiến vào lưu vực Trường Giang - những nơi thuận lợi cho làm lúa nước. Do vậy, chính người Trung Quốc đã học cách tính lịch của các cư dân nông nghiệp lúa nước phía nam sông Dương Tử - địa bàn cư trú của các cư dân khối Bách Việt cổ - mà người Việt Nam (nhóm Tây Âu - Lạc Việt) là một bộ phận. Có lẽ người Hán đã phát triển và hoàn thiện cách tính lịch này lên đến đỉnh cao nhưng nó vẫn là thành tựu phát minh của các cư dân cổ làm lúa nước người Việt. Âm-dương lịch gắn với lịch sử các dân tộc Đông Á suốt hàng ngàn năm nên ngày nay nó đã trở thành một tài sản chung của cả khu vực. Cho nên không thể nói tết Việt là tết Trung Quốc mà phải nói ngược lại: TẾT TRUNG QUỐC CÓ NGUỒN GỐC TỪ TẾT VIỆT !

Cho nên, nói bỏ tết Việt vì đó là tết Trung Quốc là sự ngộ nhận tai hại về lịch sử. Đó là chưa nói đến đặc trưng văn hóa, phong tục trong tết Việt cũng có nhiều điểm khác biệt với các quốc gia Đông Á khác.

2 - Ta nên bỏ tết Ta vì Nhật Bản nhờ ăn tết Dương lịch theo phương Tây mà trở thành quốc gia giàu có?

- [Đáp] Ngày nay, nhiều người Nhật cảm thấy tiếc nuối với thứ lịch đã khiến họ mất dần bản sắc của mình, khiến họ lao vào một cuộc vật lộn không ngừng nghỉ cho đến lúc chết của guồng xoay công nghiệp. Ham muốn tình dục suy giảm, tỷ lệ tự tử gia tăng do áp lực của công việc, của sự thành công trong kinh tế.

Tuy nhiên, điều quan trọng hơn là bản thân việc họ đổi từ Âm-dương lịch sang Dương lịch chưa đủ căn cứ để cho nó là nguyên nhân của sự thành công thần kỳ của nước Nhật. Sự thành công đó phải được xem xét trên nền tảng văn hóa cộng đồng, coi trọng chữ hòa và yếu tố coi trọng tính kỷ luật của văn hóa Nhật Bản. Cùng ăn tết theo Tây hàng trăm năm nay nhưng anh hàng xóm Philippin của chúng ta, 72 năm không có tiếng súng xâm lược từ bên ngoài, hãy xem họ đã đạt được thành tựu gì hay vẫn chỉ lẹt đẹt ngấp nghé mức sống Việt Nam - nước mới vừa ra khỏi chiến tranh 28 năm? Nếu coi việc đổi thói quen ăn tết từ tết Đông sang tết Tây là lý do của các thành công kinh tế thì Hồng Kông, Thượng Hải, Thâm Quyến, Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore, Malaysia... những quốc gia, lãnh thổ vẫn ăn tết Đông mà vẫn thành rồng thành hổ là do đâu? Họ vẫn ăn tết cổ truyền theo Âm-dương lịch phương Đông và họ vẫn giàu có, vẫn là những trung tâm kinh tế tài chính hàng đầu và có sức cạnh tranh toàn cầu.

Cho nên, việc lấy trường hợp Nhật Bản để cho rằng nên gộp tết ta và tết tây lại vì như vậy nước nhà sẽ mau chóng phát triển mạnh là nhận định không có cơ sở thực tế nào, cơ bản là ấu trĩ !

3 - Nên bỏ tết Ta vì tết Ta kéo theo hệ lụy là "trong khi cả thế giới làm việc còn chúng ta ngồi chơi", vô hình trung làm lỡ cơ hội kinh doanh, làm chứng khoán?

- [Đáp] "Cả thế giới" theo cách hiểu của những người đề xuất ở đây là ai? Chỉ là khoảng hơn 1 tỷ người Kitô giáo ở châu Âu và các "cựu thuộc địa" của nó ở các châu lục khác.

1,5 tỷ người Ả rập và các quốc gia Hồi giáo ăn tết riêng theo Âm lịch (hoàn toàn tính bằng chu kỳ mặt trăng) của họ; 2/3 trong số 1,3 tỷ người Ấn Độ ăn tết theo lịch Hinđu, 1/3 số còn lại ăn hàng trăm kiểu tết khác nhau (do có hàng trăm dân tộc); gần 1,7 tỷ người Đông Á ăn tết theo Âm-dương lịch. Người Do Thái ăn tết Do Thái, họ còn nghỉ vào mỗi thứ sáu trong tuần khi mà các thị trường chứng khoán phương Tây hối hả chạy nước rút vào phiên cuối tuần, nhưng có vì vậy mà người Do Thái mất đi cơ hội cạnh tranh của họ hay không? Thực tế là ít nhất 2/3 các trùm tài phiệt phố Wall là người gốc Do Thái. Các nước giàu nhất thế giới như UAE, Kuwait, Qatar, hay các con rồng châu Á như Singapore, Đài Loan, Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia,... hay các trung tâm tài chính, chứng khoán hàng đầu của Trung Quốc như Hồng Kông, Thâm Quyến, Thượng Hải... có vì họ ăn cái tết lệch đi với tết Kitô mà mất đi sức mạnh, khả năng cạnh tranh, cơ hội làm ăn của họ hay không? Hỏi cũng tức là đã trả lời rồi.

(Mà người Việt, đâu phải ai cũng làm chứng khoán)

4 - Nên gộp hai cái tết lại cho đỡ lãng phí thời gian, người nông dân có thời gian chăm lo cho vụ Đông Xuân - vụ lúa tiềm năng nhất trong năm? Gộp hai tết lại cho đỡ đi tình trạng nhậu nhẹt, bài bạc... đang làm tốn kém thời gian, lãng phí tiền của xã hội (Gs Võ Tòng Xuân)

- [Đáp] Bản thân chữ TẾT là biến âm (đọc chệch đi) của chữ TIẾT trong "LỊCH TIẾT KHÍ". Đó là một hệ thống gồm 24 tiết khí để tính toán thời vụ nông nghiệp (lịch làm nông) trong Âm-dương lịch Đông Á. Căn cứ để tính lịch này là 12 cung hoàng đạo (đường biểu kiến của mặt trời in lên nền trời nhìn từ mặt đất) và độ dài ngắn khác nhau của từng tháng tính theo chu kỳ tuần hoàn của mặt trăng. "Tết Nguyên đán" đọc đúng là "Tiết Nguyên đán". "Nguyên" nghĩa là "cái gốc", "đán" nghĩa là "buổi sáng sớm", "nguyên đán" là "buổi sáng sớm đầu tiên" trong một năm. Cho nên việc bỏ tết Ta ăn tết Tây để làm nông nghiệp cho thuận lợi vừa là việc làm phi khoa học (vì nó vốn là lịch nông nghiệp) vừa không đúng với cái tên của nó (tết tức là tiết, dù tính kiểu gì ngày 1-1 dương lịch không bao giờ trùng vào tiết nguyên đán trong âm - dương lịch)

Một điều quan trọng nữa là chưa có đề tài nghiên cứu nào chứng minh thuyết phục rằng: nông dân Việt Nam góp phần làm giảm năng suất vụ Đông Xuân do ăn tết quá lâu. Một điểm cần nói thêm là do múi giờ để tính lịch của Việt Nam (GMT+7) khác Trung Quốc (GMT+8), Triều Tiên, Nhật, Hàn (GMT+9),... nên cách tính Âm-dương lịch ("Âm lịch") của ta có phần khác với phần còn lại. Vào một số năm, ngày đầu năm (Tết Nguyên đán) của người Việt sẽ khác với các nước dùng chung Âm-dương lịch do năm nhuận, ngày nhuận vì lấy giờ gốc để tính khác nhau nên sẽ không trùng nhau.

Những vấn đề thuộc về tệ nạn, hủ tục trong dịp tết như cờ bạc, hay tình trạng quá chén trong các dịp liên hoan tất niên, đầu năm mới thuộc về trách nhiệm trong công tác quản lý của nhà nước, của sự tiến bộ trong nhận thức chung toàn xã hội. Không phải vì không quản lý được, một bộ phận nhỏ nhân dân chưa nhận thức đầy đủ tác hại của bia rượi, tệ bài bạc... mà thay đổi thói quen ăn Tết cổ truyền của cả một dân tộc - một dịp đoàn viên trong không khí hiếm có suốt một năm quần quật làm việc. Tết cổ truyền còn gần như là sợi dây lịch sử - văn hóa - tâm linh bền chặt nhất, liên kết những người con xa xứ với quê hương Việt Nam.

****
Nguồn NDT
https://www.facebook.com/ctvntlvst/photos/a.745774735470419.1073741828.744246142289945/1241331409248080/?type=3&theater