Chủ Nhật, 19 tháng 3, 2017

Giáo dục



Hôm nay em đi mò sách Toán bằng tiếng Anh để đọc thêm về phép tích phân, thì phát hiện ra một cái tên khá lạ: Morris Kline.


Morris Kline là một nhà toán học và triết học người Mỹ. Vào giai đoạn cuối những năm 50, đầu những năm 60 của thế kỷ trước, ông là một trong nhiều nhà phê bình cực kỳ khắc nghiệt đối với chương trình toán phổ thông và đại học dạy cho người Mỹ. Giai đoạn này ở Mỹ gọi là "Khủng hoảng Sputnik", người Mỹ nhận ra mình thua kém thế nào sau khi Liên Xô phóng thành công vệ tinh đầu tiên trong lịch sử nhân loại. Việc này đã phá vỡ cái bong bóng ảo tưởng "siêu cường số một hoàn cầu" bao quanh nước Mỹ, khiến họ nhận ra khoảng cách và trở nên kinh sợ trước sức mạnh khoa học Liên Xô. Người Mỹ phát hiện ra rằng, để có thành tựu trên, nền giáo dục Nga - Xô Viết hàng năm đã đào tạo ra số lượng nhà khoa học và kỹ sư nhiều gấp 2-3 lần so với nền giáo dục Mỹ. Vì thế, cải cách giáo dục là không thể tránh khỏi, và vấn đề là cải cách thế nào.

Ở các nước phát triển, toán học là môn khoa học đi đầu, chứ họ không đòi giảm tải toán để trở thành siêu cường như Việt Nam. Nhưng để phát triển nóng, ở Mỹ người ta đã khơi lên trào lưu Toán Mới, bắt học sinh phải học nhanh, học thuộc lòng những thứ trừu tượng khó hiểu để phục vụ cho công cuộc cạnh tranh với Liên Xô. Kline ban đầu chỉ trích "toán cũ" vì mức độ lạc hậu của nó, nhưng rồi lại chuyển sang chỉ trích luôn "Toán Mới". Theo quan điểm của Kline, toán học là một môn khoa học phát triển theo con đường tích lũy, người ta không thể học được kiến thức toán học mới, nếu như không biết gì về các kiến thức trước đó và quá trình suy luận logic từ đó đến nay; hơn nữa, trừu tượng là đích đến của toán học, chứ không phải điểm khởi đầu, nên không thể học thuộc lòng kiến thức trừu tượng được, mà buộc phải hiểu. Để minh họa cho luận điểm của mình, Kline đã kỳ công viết những cuốn sách dày hàng 500 trang, truyền đạt kiến thức toán học dựa vào quá trình lịch sử mà con người đi từ chỗ không biết đến chỗ biết. Đây là phương pháp giảng dạy hết sức nhân văn, và theo như em thấy là rất gần với trường phái Nga vốn chú trọng căn bản, chú trọng đến việc xây dựng tư duy thay vì chỉ nhồi sọ kiến thức.

Nhưng cuối cùng, cả trường phái nhồi sọ của "Toán Mới" và trường phái tư duy của Morris Kline đều bị gạt đi. Người chiến thắng là các bà mẹ bỉm sữa vĩ đại người Mỹ, với luận điểm rằng những kiến thức này quá xa lạ với con cái họ (hay đúng hơn là với họ), và tốt nhất các giáo viên hãy tập trung vào dạy... số học. Nhờ đó, nước Mỹ đã bay lên vũ trụ bằng cơ bắp, với khối quỹ công đồ sộ đến từ máy in tiền hút máu toàn dân, và những khối óc vĩ đại... người Đức. Họ mù quáng chạy đua lên vũ trụ mà không hiểu làm thế để làm gì, vì thế họ coi việc đưa con người lên Mặt Trăng cầm xẻng xúc đất là một chiến tích vĩ đại đánh dấu sự vượt trội của khoa học kỹ thuật Mỹ.

Trong khi đó, Mỹ đã thất bại hoàn toàn trong việc xây dựng một nền tảng khoa học cơ bản đủ dùng. Thành tựu hiếm hoi của khoa học Mỹ, trớ trêu thay, lại đến từ chương trình nhồi sọ "Toán Mới", do cái toán logic trừu tượng của nó đã tìm được chỗ đứng trong ngành thiết kế mạch logic, là cơ sở cho khoa học máy tính sau này. Còn lại, toàn bộ nước Mỹ lại tiếp tục trốn vào trong cái bong bóng siêu cường số một hoàn cầu, nhân dân Mỹ không bao giờ biết thế nào mới là khoa học. Điển hình trong group ta hồi xưa là cái anh "giáo sư khoa học... R&D", anh ấy đi giảng hợp đồng nhưng nghĩ mình là giáo sư, và đi làm R&D cho các công ty Mỹ, nhưng lại nghĩ đấy là làm khoa học. Đó chính là các hủ nho của nước Mỹ, chúng đã xuất hiện từ lâu đời, và thể hiện rất rõ tư tưởng phản khoa học khi chỉ trích trường phái giáo dục của Morris Kline. Chúng bảo rằng cái xã hội mà việc học được tôn thờ và theo đuổi một cách đơn thuần, nó đã chết rồi. Có kẻ thậm chí còn sủa như chó, rằng Kline dạy toán kỹ quá thì chẳng khác nào mang vũ khí trao cho kẻ thù (ám chỉ Liên Xô). Hủ nho ở đâu cũng thế, luôn luôn chống lại khoa học. Kline đã thất thế, không bao giờ đem lại được cho nước Mỹ một nền toán học có căn bản, có kết nối với cội rễ tri thức nhân loại. Di sản của ông chỉ có những quyển sách toán dày hàng trăm trang, và tinh thần của một nhà triết học tự nhiên, một nhà khoa học chân chính, luôn muốn biết nhiều hơn về thế giới, luôn coi toán học như "một trong nhiều nỗ lực của con người để hiểu và làm chủ thế giới này".
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=782177715292133&set=gm.610196729188654&type=3&theater

Trang lưu trữ
 Văn ngôn học thuật chuyển thể sang ngôn từ bình dân. Phổ cập giáo dục, diệt chó lợn  
Đây là trang tổng hợp của các thành phần "ưu tú-tinh hoa" thật sự


http://huyphuc1981.wikia.com/wiki/Ch%E1%BB%A7_ngh%C4%A9a_x%C3%A3_h%E1%BB%99i
Minh họa 



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét