Thứ Sáu, 8 tháng 9, 2017

QUY TẮC BỮA CƠM VIỆT

VIẾT THEO NGUYỆN VỌNG CỦA CÁC BẠN.
Tôi chia sẻ những quy tắc mâm cơm Việt mà tôi được dạy thuần thục hồi nhỏ. Bữa ăn quan trọng bậc nhất trong sinh hoạt gia đình, thể hiện rõ nét nề nếp văn minh, điều này thì ở đâu cũng vậy. Người Việt xưa dọn ăn dùng mâm nên có một vài điểm khác kiểu dọn ăn dùng bàn. Gia đình tôi dùng cả mâm và bàn tùy lúc nên tôi sẽ nói cả hai.
- Tôi nhấn mạnh vấn đề dùng đũa.
* Không có vật dụng nào tiện ích như đôi đũa, có thể gắp, và, đâm, xẻ, trộn, nghiền, nâng… Đũa ăn, đũa bếp, đũa cả là khác nhau. Không có quy chuẩn Việt cho đũa ăn, vị trí đẹp là giữa 1/3 - 2/5 đầu trên, tùy bàn tay to nhỏ, không thấp xuống nhưng cũng không cao quá, không rời rạc cũng không lỏng lẻo, đặc biệt không chỉa các ngón ra ngoài.
* Trẻ em có cỡ đũa nhỏ hơn cho vừa tay kẻo bé sẽ phải cầm rất thấp mới gắp được đồ ăn rồi thành tật không đẹp. Cầm đũa khó hơn thìa nĩa bởi phụ thuộc vào các cơ nhỏ ở ngón tay và khả năng phối hợp vận động của thần kinh, hơn 3 tuổi có thể dạy trẻ cầm đũa, nếu dạy sớm quá khó hình thành tư thế cầm đũa đẹp vì thần kinh phối hợp chưa thuần thục. Tập gắp từ dễ tới khó, tập gắp miếng to vuông cỡ quân cờ tướng và hơi mềm như miếng cùi bưởi, rồi sang miếng tròn, miếng nhỏ dài, hạt cơm, cọng lá chanh thái nhỏ, hạt đậu xanh và hạt gạo chưa nấu, tròng đỏ trứng chưa luộc. Biết gắp rồi chuyển sang tập và cơm, kết hợp cả hai tay, nâng bát cầm đũa đưa lên miệng và, rồi học trở đầu đũa cho thuần thục. Trẻ lớn thì chuyển cỡ đũa dài hơn, cấp 2 dùng cỡ đũa như người lớn. Khi nhỏ tôi được bà ngoại đánh dấu vị trí cầm đũa. Người Việt cầm đũa cao hơn các dân khác. Bạn có thể biến việc luyện kỹ năng cầm đũa thành trò chơi và tổ chức thi “tay nghề” vui cho trẻ em.
* Không và quá 3 lần khi đưa bát cơm lên miệng.
* Không gắp thức ăn đưa thẳng vào miệng mà phải đặt vào bát riêng rồi mới ăn.
* Không dùng thìa đũa cá nhân của mình quấy vào tô chung.
* Không xới lộn đĩa thức ăn để chọn miếng ngon hơn.
* Không cắm đũa dựng đứng vào bát cơm.
* Không nhúng cả đầu đũa vào bát nước chấm.
* Phải trở đầu đũa khi muốn tiếp thức ăn cho người khác [người Bắc thường gắp thức ăn cho nhau].
* Không được cắn răng vào đũa, thìa, miệng bát, không liếm đầu đũa
* Không vừa cầm bát vừa cầm đũa chỉ 1 tay cũng như không được ngậm đũa để rảnh tay làm các việc khác chẳng hạn như múc canh, đôi đũa chưa dùng đến phải đặt vào mâm hoặc đĩa bàn nếu ăn trên bàn có dùng đĩa lót bát, hoặc đồ gác đũa.
- Ngồi ăn dù trên chiếu hay trên ghế đều không được rung đùi. Tôi được dạy rằng, rung đùi là tướng bần tiện của nam, dâm dục của nữ, và cực kỳ vô lễ.
- Không ngồi quá sát mâm hay bàn ăn nhưng cũng không ngồi xa quá.
- Ngồi trên ghế thì phải giữ thẳng lưng. Ngồi trên chiếu thì chuyển động lưng và tay nhưng không được nhấc mông.
- Không để tay dưới bàn nhưng cũng không chống tay lên bàn mà bưng bát và cầm đũa, khi chưa bưng bát thì phần cổ tay đặt trên bàn nhẹ nhàng.
- Không ngồi chống cằm trên bàn ăn.
- Tuyệt đối tránh cơm đầy trong miệng mà nói.
- Không chu mồm thổi thức ăn nóng mà múc chậm phần nguội hơn ở sát thành bát đĩa.
- Muôi hay muỗng kiểu múc canh phải đặt úp trong bát không được để ngửa.
- Trước đây, người Việt dùng chung bát nước chấm, khi chấm, chỉ nhúng phần thức ăn, không nhúng đầu đũa vào bát chấm, miếng đã cắn dở không được chấm. Khi người Pháp sang bắt đầu truyền bá về vệ sinh và từ đó các gia đình mà có tiếp xúc văn hóa Pháp, các tu viện như dòng Mến Thánh Giá bắt đầu sẻ nước chấm thành bát riêng hoặc có thìa nhỏ để chan nước chấm.
- Khi nhai tối kỵ chép miệng.
- Không tạo tiếng ồn khi ăn [ví dụ húp soàm soạp]
- Không nói, không uống rượu, không húp canh khi miệng còn cơm.
- Không gõ đũa bát thìa.
- Khi ăn món nước như canh, chè, xúp, cháo… nếu dọn bát nhỏ hay chén tiểu thì có thể bưng bát trên hai tay để uống nhưng không được kèm đũa thìa. Nếu dọn bát lớn hay đĩa sâu thì dùng thìa múc ăn, tới cạn thì có thể một tay hơi nghiêng bát đĩa sâu ra phía ngoài, một tay múc chứ không bưng tô to đĩa sâu lên húp như kiểu chén tiểu. Món canh có sợi rau nên dọn bát nhỏ, món gọn lòng thìa có thể dùng bát lớn, đĩa sâu.
- Không ăn trước người lớn tuổi, chờ bề trên bưng bát lên mình mới được ăn. Nếu đi làm khách không gắp đồ ăn trước chủ nhà hay người chủ sự bữa cơm trừ ra bạn được chủ sự đề nghị gắp trước, trong một dịp nhất định.
- Dù là trong khuôn khổ gia đình hay khi làm khách, tuyệt đối không chê khi món ăn chưa hợp khẩu vị mình. Điều này cực kỳ quan trọng vì không đơn thuần là phép lịch sự mà còn là một phần giáo dục nhân cách. Nếu không được dạy nghiêm túc, trẻ em từ chỗ phản ứng tự nhiên do khẩu vị sẽ tới chỗ tự cho mình quyền chê bai, phán xét, không trân trọng lao động của người khác. Chính tôi gặp vấn đề này lúc nhỏ do khó ăn, rất nhiều món tôi không ăn được ví dụ như gan heo, thịt thỏ, pate, cá chép, giá đỗ xào…, nhìn thấy là ức chế và tôi kêu, mẹ tôi đã nói rằng, món không ngon với con nhưng ngon với người khác và có được nhờ công sức của rất nhiều người.
- Không gắp liên tục 1 món dù đó là món khoái khẩu của mình.
- Phải ăn nếm trước rồi mới thêm muối, tiêu, ớt, chanh v.v…, tránh vừa ngồi vào ăn đã rắc đủ thứ gia vị phụ trội vào phần của mình.
- Phải ăn hết thức ăn trong bát, không để sót hạt cơm nào.
- Dọn mâm phải nhớ dọn âu nhỏ đựng xương, đầu tôm, hạt thóc hay sạn sót trong cơm…
- Trẻ em quá nhỏ dọn mâm riêng và có người trông chừng để tránh gây lộn xộn bữa ăn của người già, tới 6 tuổi là ngồi cùng mâm với cả nhà được sau khi đã thành thục các quy tắc cơ bản. Việc này rất quan trọng, bởi khi đứa trẻ chưa thuần thục các quy tắc văn minh sẽ phải nhắc nhở, không nhắc ngay thì chúng quên, mà nhắc ngay, nhắc lặp lại, nhắc trước mặt nhiều người thì chúng bị ức chế. Tôi nhớ rõ lắm việc luyện ăn trong nhà, khi tôi cầm đũa cao lên chút là bị nhắc ngay, ngậm thìa bị nhắc, lơ đãng trong khí ăn bị nhắc và khi đó tôi ngấn nước mắt, không thấy ngon miệng nữa. Trưởng thành, ra ngoài giao tiếp mới thấy được tầm quan trọng của phép tắc và tôi vô cùng biết ơn sự tỷ mỷ, nghiêm khắc, sát sao của bề trên. Bây giờ, mỗi khi viếng mộ tiền nhân hay đám giỗ, tôi vẫn luôn cảm tạ ơn dưỡng dục của các đấng sinh thành.
- Khi trẻ em muốn ăn món mà nó ở xa tầm gắp, phải nói người lớn lấy hộ chứ không được nhoài người trên mâm. Trong gia đình tôi, khi trẻ em ngồi cùng mâm người lớn thì sắp cho bé một đĩa thức ăn nhỏ ngay bên cạnh với đồ ăn đã lóc xương và thái nhỏ. Tôi 20 tuổi, bà tôi vẫn gỡ xương cá cho, tôi nói cháu lớn rồi, nhưng bà bảo “như vậy bà mới ngon miệng”, vì bà phòng xa tụi nhỏ hóc xương – tất nhiên rồi, dù tôi bao nhiêu tuổi thì tôi vẫn chỉ là tụi nhỏ của ông bà. Với người cao tuổi cũng vậy, dọn riêng đĩa cá thịt đã lóc xương, thái nhỏ, hay ninh mềm hơn.
- Không để các vật dụng cá nhân lên bàn ăn, trừ chiếc quạt giấy xếp có thể đặt dọc cạnh mép bàn. Ngày nay thì di động là vật bất lịch sự và mất vệ sinh.
- Nhất thiết để phần người về muộn vào đĩa riêng, không khi nào để phần theo kiểu ăn dở còn lại trong đĩa.
- Ăn từ tốn, không ăn hối hả, không vừa đi vừa nhai.
- Khi ăn không được để thức ăn dính ra mép, ra tay hay vương vãi, đứng lên là khăn trải bàn vẫn sạch. Giặt thì giặt chứ dùng cả tuần khăn bàn vẫn trắng tinh không dính bẩn.
- Chỉ có người cao tuổi, 70 trở lên và trẻ nhỏ mà ợ khi ngồi ăn mới không bị coi là bất lịch sự.
- Nếu bị cay thì xin phép ra ngoài hắt xỳ hơi, xỷ mũi.
- Nhà có khách cần cẩn trọng khi nấu, chất cay để phụ trội bày thêm, tránh bất tiện cho khách khi họ không ăn được cay hay một vài gia vị đặc biệt.
- Tránh va chạm tay với người cùng mâm, nếu thuận tay trái thì nói trước để chọn chỗ cho thuận tiện.
- Phải chú ý tay áo khi gắp đồ ăn.
- Nếu thấy thức ăn lớn nên xin cắt nhỏ để mọi người được thuận tiện [việc này tôi sẽ viết bài riêng vì có một số đặc thù món ăn Việt nhưng hiện nay không được làm tỷ mỷ thuận tiện].
- Khi đang ăn mà có việc riêng phải xin phép rồi mới rời mâm.
- Nhất thiết nói cảm ơn sau bữa ăn dù là chỉ có hai vợ chồng nấu cho nhau. Đừng tiếc lời khen ngợi những món ngon.
- Phong tục mời tùy theo gia đình, Ki tô hữu cầu nguyện ngắn trước khi dùng bữa, gia đình Phật tử thuần thành tạ ơn trước khi ăn, có gia đình thì người cao tuổi nhất nói đơn giản “các con ăn đi”, trẻ thì thưa “con xin phép”, nhưng có gia đình trẻ con phải mời hết lượt ông bà cha mẹ cô chú anh chị… Tôi được dạy rằng, tới đâu thì quan sát gia chủ, không thể mang tập quán nhà mình vào bữa ăn nhà người ta.
- Ăn xong cần tô son lại thì xin phép vào phòng vệ sinh, không tô son trên bàn ăn trước mặt người khác.
- Ngồi đâu là theo sự xếp chỗ của chủ nhà, không tự ý ngồi vào bàn ăn khi chủ nhà chưa mời ngồi.
- Ngày xưa, có lúc người giúp việc ăn cùng mâm với chủ nhà, khi gắp, chủ nhà để thế tay ngang nhưng người giúp việc thế tay úp. Nhìn là biết ngay.
- Không được phép quá chén.
- Không khi nào ăn cùng uống nước lạnh hay nước đá.
- Nên thành thực nói trước về việc ăn kiêng, dị ứng [nếu có] khi được mời làm khách để tránh bất tiện cho chủ nhà.
Dài quá rồi, dịp khác tôi sẽ kể tiếp. Bà tôi nói với cánh thanh niên rằng, định tìm hiểu ai thì mời ăn và nghe giọng nói.
******
nguồn: xin nhà bác này:
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=1919228015064528&set=a.1390309464623055.1073741827.100009320443220&type=3&theater

Chủ Nhật, 19 tháng 3, 2017

Giáo dục



Hôm nay em đi mò sách Toán bằng tiếng Anh để đọc thêm về phép tích phân, thì phát hiện ra một cái tên khá lạ: Morris Kline.


Morris Kline là một nhà toán học và triết học người Mỹ. Vào giai đoạn cuối những năm 50, đầu những năm 60 của thế kỷ trước, ông là một trong nhiều nhà phê bình cực kỳ khắc nghiệt đối với chương trình toán phổ thông và đại học dạy cho người Mỹ. Giai đoạn này ở Mỹ gọi là "Khủng hoảng Sputnik", người Mỹ nhận ra mình thua kém thế nào sau khi Liên Xô phóng thành công vệ tinh đầu tiên trong lịch sử nhân loại. Việc này đã phá vỡ cái bong bóng ảo tưởng "siêu cường số một hoàn cầu" bao quanh nước Mỹ, khiến họ nhận ra khoảng cách và trở nên kinh sợ trước sức mạnh khoa học Liên Xô. Người Mỹ phát hiện ra rằng, để có thành tựu trên, nền giáo dục Nga - Xô Viết hàng năm đã đào tạo ra số lượng nhà khoa học và kỹ sư nhiều gấp 2-3 lần so với nền giáo dục Mỹ. Vì thế, cải cách giáo dục là không thể tránh khỏi, và vấn đề là cải cách thế nào.

Ở các nước phát triển, toán học là môn khoa học đi đầu, chứ họ không đòi giảm tải toán để trở thành siêu cường như Việt Nam. Nhưng để phát triển nóng, ở Mỹ người ta đã khơi lên trào lưu Toán Mới, bắt học sinh phải học nhanh, học thuộc lòng những thứ trừu tượng khó hiểu để phục vụ cho công cuộc cạnh tranh với Liên Xô. Kline ban đầu chỉ trích "toán cũ" vì mức độ lạc hậu của nó, nhưng rồi lại chuyển sang chỉ trích luôn "Toán Mới". Theo quan điểm của Kline, toán học là một môn khoa học phát triển theo con đường tích lũy, người ta không thể học được kiến thức toán học mới, nếu như không biết gì về các kiến thức trước đó và quá trình suy luận logic từ đó đến nay; hơn nữa, trừu tượng là đích đến của toán học, chứ không phải điểm khởi đầu, nên không thể học thuộc lòng kiến thức trừu tượng được, mà buộc phải hiểu. Để minh họa cho luận điểm của mình, Kline đã kỳ công viết những cuốn sách dày hàng 500 trang, truyền đạt kiến thức toán học dựa vào quá trình lịch sử mà con người đi từ chỗ không biết đến chỗ biết. Đây là phương pháp giảng dạy hết sức nhân văn, và theo như em thấy là rất gần với trường phái Nga vốn chú trọng căn bản, chú trọng đến việc xây dựng tư duy thay vì chỉ nhồi sọ kiến thức.

Nhưng cuối cùng, cả trường phái nhồi sọ của "Toán Mới" và trường phái tư duy của Morris Kline đều bị gạt đi. Người chiến thắng là các bà mẹ bỉm sữa vĩ đại người Mỹ, với luận điểm rằng những kiến thức này quá xa lạ với con cái họ (hay đúng hơn là với họ), và tốt nhất các giáo viên hãy tập trung vào dạy... số học. Nhờ đó, nước Mỹ đã bay lên vũ trụ bằng cơ bắp, với khối quỹ công đồ sộ đến từ máy in tiền hút máu toàn dân, và những khối óc vĩ đại... người Đức. Họ mù quáng chạy đua lên vũ trụ mà không hiểu làm thế để làm gì, vì thế họ coi việc đưa con người lên Mặt Trăng cầm xẻng xúc đất là một chiến tích vĩ đại đánh dấu sự vượt trội của khoa học kỹ thuật Mỹ.

Trong khi đó, Mỹ đã thất bại hoàn toàn trong việc xây dựng một nền tảng khoa học cơ bản đủ dùng. Thành tựu hiếm hoi của khoa học Mỹ, trớ trêu thay, lại đến từ chương trình nhồi sọ "Toán Mới", do cái toán logic trừu tượng của nó đã tìm được chỗ đứng trong ngành thiết kế mạch logic, là cơ sở cho khoa học máy tính sau này. Còn lại, toàn bộ nước Mỹ lại tiếp tục trốn vào trong cái bong bóng siêu cường số một hoàn cầu, nhân dân Mỹ không bao giờ biết thế nào mới là khoa học. Điển hình trong group ta hồi xưa là cái anh "giáo sư khoa học... R&D", anh ấy đi giảng hợp đồng nhưng nghĩ mình là giáo sư, và đi làm R&D cho các công ty Mỹ, nhưng lại nghĩ đấy là làm khoa học. Đó chính là các hủ nho của nước Mỹ, chúng đã xuất hiện từ lâu đời, và thể hiện rất rõ tư tưởng phản khoa học khi chỉ trích trường phái giáo dục của Morris Kline. Chúng bảo rằng cái xã hội mà việc học được tôn thờ và theo đuổi một cách đơn thuần, nó đã chết rồi. Có kẻ thậm chí còn sủa như chó, rằng Kline dạy toán kỹ quá thì chẳng khác nào mang vũ khí trao cho kẻ thù (ám chỉ Liên Xô). Hủ nho ở đâu cũng thế, luôn luôn chống lại khoa học. Kline đã thất thế, không bao giờ đem lại được cho nước Mỹ một nền toán học có căn bản, có kết nối với cội rễ tri thức nhân loại. Di sản của ông chỉ có những quyển sách toán dày hàng trăm trang, và tinh thần của một nhà triết học tự nhiên, một nhà khoa học chân chính, luôn muốn biết nhiều hơn về thế giới, luôn coi toán học như "một trong nhiều nỗ lực của con người để hiểu và làm chủ thế giới này".
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=782177715292133&set=gm.610196729188654&type=3&theater

Trang lưu trữ
 Văn ngôn học thuật chuyển thể sang ngôn từ bình dân. Phổ cập giáo dục, diệt chó lợn  
Đây là trang tổng hợp của các thành phần "ưu tú-tinh hoa" thật sự


http://huyphuc1981.wikia.com/wiki/Ch%E1%BB%A7_ngh%C4%A9a_x%C3%A3_h%E1%BB%99i
Minh họa 



Thứ Hai, 23 tháng 1, 2017

Giới thiệu về thiền minh sát Vipassana

Giới thiệu về thiền minh sát Vipassana

Thiền Vipassana (thiền minh sát tuệ) là một phương pháp tu đơn giản, thực tế mang lại kết quả là tâm an lạc và hướng đến một đời sống lợi lạc và hạnh phúc. Vipassana có nghĩa là " thấy mọi sự vật như thật bản chất của chúng ngay trong lúc quan sát" nó là một tiến trình logic của việc thanh lọc tâm qua phương cách tự quán chiếu (self- observation) .



Thiền Vipassana (thiền minh sát tuệ) là một phương pháp tu đơn giản, thực tế mang lại kết quả là tâm an lạc và hướng đến một đời sống lợi lạc và hạnh phúc. Vipassana có nghĩa là " thấy mọi sự vật như thật bản chất của chúng ngay trong lúc quan sát" nó là một tiến trình logic của việc thanh lọc tâm qua phương cách tự quán chiếu (self- observation) .

Trải qua tiến trình thời gian, chúng ta sẽ kinh nghiệm tất cả sự lo âu, sự trạo hối và sự bất hòa. Khi chúng ta khổ, chúng ta không giữ nỗi khổ trong tâm chúng ta; thay vì, chúng ta làm phiền đến người khác. Rõ ràng, đây không phải là phương cách thích hợp để sống. Tất cả chúng ta mong muốn sống trong an bình giữa chúng ta và mọi người xung quanh. Sau hết, con người là những người sống trong xã hội; chúng ta phải sống và ban giao với họ. Làm thế nào chúng ta có thể sống một đời sống an bình? Làm thế nào chúng ta có thể duy trì an hòa trong chúng ta, và duy trì hòa bình và hài hòa xung quanh chúng ta?
Vipassana có thể giúp chúng ta sống an lạc và hài hòa; nó làm thanh tịnh tâm, giải thoát tâm ra khỏi khổ đau và những nguyên nhân cội rễ của khổ đau. Hành trì, tuần tự dẫn đến mục đích thiêng liêng cao nhất của sự giải thoát hoàn toàn tất cả mọi ô nhiểm thuộc về tâm lý.


NGUỒN GỐC LỊCH SỬ

Vipassana là một trong những phương pháp thiền định xưa nhất của Ấn Độ. Nó được Đức phật Thích ca khám phá lại cách đây trên 2500 năm, và nó là phương pháp cốt lõi mà Đức phật đã tu tập và giảng dạy trong suốt 45năm hoằng hóa của ngài. Vào thời Đức phật , nhiều người sống vùng bắc Ấn Độ (ngày nay thuộc tiểu bang Biha và Uta Pradesh) dựa vào phương pháp tu tập Vipassana , đã thoát khỏi mọi trói buộc khổ đau trong đời và họ đã thành tựu ở những thứ bậc cao về sự chứng đạt trong mọi lãnh vực của cuộc sống. Trải qua thời gian, phương pháp thiền vipassana đã lang truyền sang các nước láng giềng như Burma (Myanmar), Sri lanka (Tích lan), Thailand (Thái lan) và những nước khác, ở những nước này nguồn thiền cũng đã mang lại kết quả lợi ích lớn lao như ở Ấn độ.


Trải qua năm thế kỷ sau khi Đức phật niết bàn, giáo lý cao quí của nguồn thiền Vipassana đã biến mất khỏi Ấn Độ. Giáo lý nguyên thủy cũng không còn ở Ấn Độ. Tuy nhiên, ở Burma (Myanmar), nó được bảo tồn từ nhiều thế hệ của Các vị Thầy tận tâm bảo trì, từ thế hệ này sang thế hệ khác, trải qua hơn 2000 năm, dòng truyền trao tận tụy này(bởi các vị Thầy) đã chuyển trao phương pháp thiền định trong hình thức thuần túy nguyên thủy của nó.

Ở thời đại chúng ta, thiền Vipassana được giới thiệu trở lại Ấn Độ, cũng như những người dân từ hơn tám mươi quốc gia khác nhau, bởi Thiền sư S. N. Goenka . Thầy Goenka được Vị thầy nổi tiếng thiền Vipassana Myanmar(Sayagyi U Ba Khin) giao trọng trách dạy thiền Vipassana. Trước khi Ngài tịch vào năm 1971, Thầy Sayagyi đã chứng kiến một trong những mơ ước nhất (của Ngài) đã thành sự thật. Ngài đã mong ước sẽ đưa nguồn thiền Vipassana trở lại Ấn Độ, quê hương của nó, để Nó giúp mọi người giải trừ những khổ đau. Từ Ấn Độ, Thầy đã cảm nhận chắc chắn rằng rồi đây nó sẽ truyền bá rộng ra khắp thế giới vì lợi ích an lạc cho nhân loại.

Thầy Goenka đã bắt đầu hướng dẫn những khóa Vipassana ở Ấn Độ vào năm 1969; mười năm sau, Ngài cũng bắt đầu dạy thiền ở các quốc gia khác. Vào năm thứ 23 từ khi Ngài bắt đầu dạy, Thầy Goenka đã hướng dẫn trên 350 khóa 10 ngày về thiền Vipassana, vã đã đào tạo trên 120 Vị Thầy phụ tá, những vị Thầy này đã hướng dẫn trên 1200 khóa khắp mọi nơi trên thế giới.

Trong quá khứ, Ở Ấn Độ đặc biệt được xem như là một vị Thầy thế giới. Vào thời chúng ta, Chân lý phát nguồn từ lưu vực sông hằng(Giáo pháp Đức phật) một lần nữa đang tuông trào ra từ Ấn Độ đến những thế giới khát khao về nó.

PHƯƠNG CÁCH HÀNH TRÌ
Học thiền Vipassana, tốt nhất nên tham gia khóa mười ngày dưới sự hướng dẫn của một Vị thầy Kinh nghiệm. Trong thời gian hành trì, thiền sinh chỉ lưu trú trong khu vực của trung tâm tu thiền, không tiếp xúc môi trường ngoài khu vực trung tâm. Các thiền sinh không được đọc, viết và duy trì phương pháp tu tập của bất kỳ tôn giáo nào khác hoặc các giáo điều khác. Phải tuân theo mệnh lệnh của bản nội qui sinh hoạt hằng ngày gồm có mười tiếng ngồi thiền định. Phải hành trì tịnh khẩu , không nói chuyện với bạn đồng tu, tuy nhiên, thiền sinh tự do trình bày vấn đề thiền định với vị Thầy hướng dẫn và những vấn đề khác với ban quản lý.

Có ba bước cho việc hành trì. Bước một, thiền sinh từ bỏ các hành động có khả năng gây hại. Họ phải hành trì năm giới cấm: từ bỏ sát sanh, trộm cướp, nói láo , tà dâm và uống chất có hơi men. Sự hành trì năm giới cấm này là để cho tâm yên tĩnh thích hợp tiến hành công việc có lợi ích. Bước hai, trong 3 ngày rưởi đầu, thiền sinh hành trì thiền sổ tức (Anapana meditation) , sự tập trung vào hơi thở. Sự hành trì này giúp cho việc phát triển khả năng kiềm chế tâm tán loạn.

Hai bước đầu về cách sống thiện hành và phát triển sự kiềm chế tâm này rất cần thiết và có lợi nhưng chưa hoàn hảo trừ phi bước thứ ba được hành trì: thanh lọc tâm qua sự giảm thiểu hành vi bất thiện. Bước thứ ba được tiến hành trong 6 ngày rưởi còn lại, là sự hành trì Vipassana: chúng ta quán sát toàn bộ cơ cấu thân và tâm với trí tuệ sáng suốt.

Thiền sinh được hướng dẫn phương pháp thiền vài lần trong ngày, và tiến trình mỗi ngày được giảng qua băng video từ Goenkaji vào mỗi buổi tối. Sự im lặng tuyệt đối dành cho 9 ngày đầu. Vào ngày thứ 10, thiền sinh bắt đầu được phép nói chuyện , làm những việc trao đổi trong đời sống bình thường trở lại. Khóa thiền kết thúc vào buổi sáng ngày thứ 11. Khóa tu chấm dứt với sự thực hành từ tâm(metta-bhavana) hướng đến tất cả chúng sanh với ý nghiã sự thanh tịnh trong suốt khóa tu được chia xẻ với mọi chúng sanh.


MỘT PHƯƠNG PHÁP TU TẬP THUẦN TÚY

Mặc dù thiền Vipassana được bảo tồn trong truyền thống Phật giáo, nó không chứa đựng tính chất tông phái, và nó có thể được chấp nhận và áp dụng cho mọi người ở bất cứ nguồn gốc nào. Đức phật, chính ngài đã dạy giáo pháp (phương pháp, chân lý, con đường). Ngài không gọi chư vị Đệ tử của ngài là "Phật tử", Ngài xem họ như là "Pháp hữu" (những người hành theo chân lý). Phương pháp tu tập căn cứ vào nền tảng rằng tất cả chúng sanh có những vấn đề giống nhau , và một phương pháp thiết thực có thể xóa tan những vấn đề này có thể hành trì một cách phổ quát.

Những khóa thiền Vipassana được mở cho mọi người thành tâm muốn học phương pháp thiền, không phân biệt chủng tộc , giai cấp, tín đồ , quốc gia. Ấn Độ giáo, Kỳ na giáo, Hồi giáo, Sít giáo, Phật giáo, Thiên chúa giáo, Do thái giáo cũng như các Tu sĩ của các Tôn giáo khác tất cả đều tu tập thành công Vipassana. Bệnh tật thì phổ quát vì vậy, phương thuốc phải là phương thuốc phổ quát. Ví dụ, khi chúng ta sân giận , sân giận này không phải là sân giận Ấn Độ, sân giận Thiên chúa giáo, sân giận Trung hoa, hoặc sân giận Mỹ. Tương tự, tình thương, lòng từ bi không phải lãnh vực giới hạn của bất cứ cộng đồng nào hoặc niềm tin: chúng nó là đặc tính phổ quát con người kết qủa từ tâm thanh tịnh. Con người từ mọi nguồn gốc khi tu tập Vipassana mang lại kết quả rằng họ trở thành những con người tốt hơn.


MÔI TRƯỜNG THẾ GIỚI NGÀY NAY

Sự phát triển về các lãnh vực khoa học và kỹ thuật, trong sự vận chuyển, truyền thông, nông nghiệp và thuốc men, đã cải cách hóa đời sống con người ở cấp độ vật chất. Nhưng , trong thực tế, tiến trình này chỉ là hình thức nông cạn bên ngoài: dưới đáy, con người hiện đại đang sống trong những điều kiện căng thẳng về tinh thần và tình cảm, ngay cả ở các quốc gia đã phát triển và đang phát triển.

Các vấn đề và sự chống đối sinh khởi vì các thành kiến thuộc về chủng tộc, dân tộc, đảng phái, giai cấp ảnh hưởng đến nhân dân trong mọi quốc gia. Sự nghèo khổ, chiến tranh , vũ khí của vô số sự đoạn diệt, suy tàn, sự nghiện ngập, sự đe dọa của khủng bố, sự hủy diệt bệnh dịch môi trường và sự suy đồi chung về tất cả các giá trị đạo đức bao phủ bóng tối lên tương lại của nền văn minh. Chúng chỉ cần liếc qua trang đầu của các tờ nhật báo đã ghi lại nổi thống khổ và thất vọng tột cùng ảnh hưởng lên con người trên hành tinh của chúng ta.

Có phải có một phương pháp vượt ra khỏi những vấn đề dường như không thể giải quyết này? Câu trả lời rõ ràng là có. Tất cả trên thế giới ngày nay, những cơn gió thay đổi thật sự rõ ràng. Con người ở mọi nơi đang tha thiết tìm một phương pháp để có thể mang lại bình an và hài hòa; lập lại niềm tin về kết quả của những phẩm chất thiện lành con người;và tạo ra một môi trường tự do và an ổn ra khỏi mọi hình thức sự tận dụng kinh tế, tôn giáo, kinh tế. Thiền Vipassana có thể là phương pháp như vậy.


VIPASSANA VÀ SỰ CHUYỂN ĐỔI XÃ HỘI
Phương pháp tu thiền vipassana là con đường dẫn đến giải thoát mọi ràng buộc khổ đau; nó đoạn trừ tham, sân , si là nguyên nhân của mọi khổ đau. Hành giả vipassana tu tập để dời đi, một cách tuần tự, căn nguyên của khổ và thoát ly sự đen tối của những căng thẳng từ trước để dẫn đến cuộc sống sung túc, lành mạnh và hạnh phúc. Có nhiều thí dụ điển hình liên quan đến việc kiểm tra vấn đề này.


Một số các cuộc thí nghiệm được tiến hành ở các nhà tù ở Ấn Độ. Vào năm 1975, Goenkaji (Ngài Goenka) đã hướng dẫn một khóa tu thiền trở thành lịch sử cho 120 tù nhân ở tại nhà tù trung tâm (Central Jail) thuộc Jaipur (thủ phủ của Tiểu bang Rajasthan), lần đầu tiên cuộc thử nghiệm như vầy trong lịch sử hình phạt Ấn Độ. Sau khóa này vào năm 1976 một khóa khác cho các nhân viên cảnh sát cao cấp ở Truờng Huấn luyện cảnh sát chính phủ (the goverment police Academy) thuộc Jaipur. Vào năm 1977, một khóa thứ hai được tổ chức tại Nhà tù trung tâm Jaipur. Những khóa này đã là những chủ đề của các cuộc nghiên cứu xã hội được điều khiển do trường đại học Rajasthan tổ chức. Vào năm 1990, một khóa nữa được tổ chức tại Nhà tù trung tâm Jaipur trong đó có 40 trường hợp là tù nhân chung thân và 10 nhân viên nhà tù tham gia với kết quả rất mỹ mãn. Vào năm 1991, một khóa cho các tù nhân chung thân được tổ chức tại Nhà tù trung tâm Sabaramati thuộc Ahmedabad và đãlà chủ đề của chương trình nghiên cứu của Phân khoa Giáo dục của đại học Gujurat Viyapeeth. Những nnghiên cứu của Rajasthan và Ahmedabad đã đề cập đến những thay đổi rất khả quan về thái độ và cách cư xử ở những người tham gia, và cho rằng thiền Vipassana là một sự khả quan cải cách chuẩn mực có thể làm cho những tội phạm trở thành những con người tốt trong xã hội.

Sự nghiệp phục vụ dân chúng của Thầy Sayagyi U Ba Khin , vị Thầy thiền của Ngài Goenkaji, là một tấm gương của kết quả biến đổi của Vipássana ….. Sayagyi là Vị lãnh đạo của nhiều cơ quan nhà nước . Ngài đã thành công về sự thấm nhuần trách nhiệm, giới luật và đạo đức trong một ý nghĩa cao cả, và thành công trong việc dạy thiền Vipassana cho Các nhân viên nhà nước làm việc chung với Thầy. Vì vậy, hiệu quả đã tăng vượt bậc và sự suy đồi được loại trừ. Tương tự, tại cơ quan nội vụ của chính quyền Rajasthan, sau khi một số Viên chức nồng cốt tham gia các khóa Vipassana, các quyết định làm việc và các trường hợp bố trí được giải quyết nhanh chóng, và các mối quan hệ làm việc được phát triển.

Viện nghiên cứu thiền Vipassana đã chứng minh bằng tài liệu về những thí dụ khác về kết quả tích cực của ảnh hưởng thiền Vipassana như các lãnh vực sức khỏe, giáo dục, cai nghiện, và tổ chức kinh doanh.

Những kinh nghiệm này nhấn mạnh quan điểm rằng sự chuyển đổi xã hội phải bắt đầu bằng sự chuyển đổi cá nhân. Sự phát triển xã hội không thể được chứng minh chỉ bằng các bài giáo lý; giới luật và đạo đức của các sinh viên không thể được thắm nhuần chỉ một số bài giảng qua sách giáo khoa. Những tội phạm sẽ không trở thành công dân tốt vì sợ hãi hành phạt; sự bất hòa về giai cấp và đảng phái không thể được loại trừ bằng thước đo hình phạt. Lịch sử cho thấy nhiều sai lầm về cách làm như vầy.

Cá nhân là chìa khóa: anh ta hoặc cô ta phải đuợc cư xử với tình thương và lòng từ; anh ta phải được luyện tập để phát triển bản thân không phải bằng những sự khuyên bảo để làm theo các giới điều đạo đức, mà bằng được thấm nhuần với ước mong thành thật để chuyển đổi. Anh ta phải được dạy để khám phá chính mình, để tham gia một tiến trình có thể mang lại sự chuyển đổi, và dẫn đến sự thanh tịnh hóa về tâm. Đây là sự chuyển đổi duy nhất sẽ được duy trì.
Vipassana có khả năng chuyển đổi tâm tính con người. Cơ hội đang chờ đợi mọi người mong muốn nhiệt thành để nổ lực thực hành.

Người dịch: Thích Minh Diệu 
Nguồn: Thư viện Hoa Sen

chia sẻ sách pdf về thiền:
https://www.dropbox.com/home/S%C3%A1ch/Phat%20Hoc/ThienMinhsat




Thứ Bảy, 14 tháng 1, 2017

TẾT


CÁC CĂN CỨ ĐỂ BÁC BỎ ĐỀ XUẤT BỎ TẾT TA ĂN TẾT TÂY

-----
Đây là một đề tài không mới. Nhiều cá nhân, trang mạng đã đăng đàn phản biện nhưng hầu hết một là, đều nhắm vào tư cách cá nhân người đề xuất; hai là, cho rằng những người đề xuất "toàn lũ mất gốc, vong bản, chạy theo các giá trị phương Tây" hay "một đám người duy kinh tế, coi kinh tế là tất cả"... chứ chưa làm rõ được cơ sở lý luận của tết Ta, tết Tây và làm rõ căn cứ của các chứng lý liên quan mà người đề xuất nêu lên. Nhằm tiện cho bạn đọc theo dõi, bài viết được tôi trình bày theo dạng câu hỏi, từ câu hỏi nêu cái khái quát đến cái cụ thể.
***

1 - Tết Việt Nam là tết Trung Quốc chứ hay ho gì, bản sắc gì mà khư khư giữ lấy? (ý kiến của Giáo sư Võ Tòng Xuân, chuyên gia Phạm Chi Lan và một số người)

- [Đáp] Thứ lịch mà dân gian ta hay gọi là "Âm lịch" hay "Lịch ta" để phân biệt với lịch Công giáo (Tây lịch hay Dương lịch) thực ra là một dạng Âm - dương lịch, có tính đến chu kỳ vận động của cả mặt trăng và mặt trời. Âm - dương lịch Đông Á ra đời dựa trên nhu cầu tính toán thời tiết, con nước thủy triều, thời điểm bắt đầu và kết thúc mùa mưa mà điều này là điều cực kỳ cần thiết của các cư dân nông nghiệp lúa nước. Các chứng cứ khảo cổ phát lộ từ nền văn hóa Hòa Bình ở Việt Nam cách đây 2 đến 3 vạn năm chứng minh rằng Việt Nam là một trong những cái nôi của nền văn minh lúa nước. Đến thời Hùng Vương cách đây, 2.000 - 3.000 năm, hoa văn trên các trống đồng (nhiều trống có 12 tia sáng trung tâm trên một vòng tròn, vòng tròn đôi khi được chia đều bằng 4 cung đại diện cho 4 mùa trong năm, 3 tia trên một cung đại diện cho 3 tháng mỗi mùa). Nó cho thấy cách tính lịch dựa trên chu kỳ mặt trăng - mặt trời đã hiện diện ở Việt Nam trước khi văn hóa Hán bắt đầu tràn xuống phương Nam theo chân các đoàn quân xâm lược.

Theo Lương Khải Siêu, triết gia, nhà cải cách lớn của Trung Quốc cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, thì tộc người Hán (Hoa) có gốc là các cư dân chăn nuôi du mục và làm nông nghiệp khô (trồng mạch, kê) ở vùng thượng - trung lưu Hoàng Hà. Họ chưa có nhu cầu cấp thiết phải có hệ thống Âm-dương lịch. Nhu cầu đó chỉ xuất hiện khi họ bắt đầu tiến về hạ lưu Hoàng Hà và tiến vào lưu vực Trường Giang - những nơi thuận lợi cho làm lúa nước. Do vậy, chính người Trung Quốc đã học cách tính lịch của các cư dân nông nghiệp lúa nước phía nam sông Dương Tử - địa bàn cư trú của các cư dân khối Bách Việt cổ - mà người Việt Nam (nhóm Tây Âu - Lạc Việt) là một bộ phận. Có lẽ người Hán đã phát triển và hoàn thiện cách tính lịch này lên đến đỉnh cao nhưng nó vẫn là thành tựu phát minh của các cư dân cổ làm lúa nước người Việt. Âm-dương lịch gắn với lịch sử các dân tộc Đông Á suốt hàng ngàn năm nên ngày nay nó đã trở thành một tài sản chung của cả khu vực. Cho nên không thể nói tết Việt là tết Trung Quốc mà phải nói ngược lại: TẾT TRUNG QUỐC CÓ NGUỒN GỐC TỪ TẾT VIỆT !

Cho nên, nói bỏ tết Việt vì đó là tết Trung Quốc là sự ngộ nhận tai hại về lịch sử. Đó là chưa nói đến đặc trưng văn hóa, phong tục trong tết Việt cũng có nhiều điểm khác biệt với các quốc gia Đông Á khác.

2 - Ta nên bỏ tết Ta vì Nhật Bản nhờ ăn tết Dương lịch theo phương Tây mà trở thành quốc gia giàu có?

- [Đáp] Ngày nay, nhiều người Nhật cảm thấy tiếc nuối với thứ lịch đã khiến họ mất dần bản sắc của mình, khiến họ lao vào một cuộc vật lộn không ngừng nghỉ cho đến lúc chết của guồng xoay công nghiệp. Ham muốn tình dục suy giảm, tỷ lệ tự tử gia tăng do áp lực của công việc, của sự thành công trong kinh tế.

Tuy nhiên, điều quan trọng hơn là bản thân việc họ đổi từ Âm-dương lịch sang Dương lịch chưa đủ căn cứ để cho nó là nguyên nhân của sự thành công thần kỳ của nước Nhật. Sự thành công đó phải được xem xét trên nền tảng văn hóa cộng đồng, coi trọng chữ hòa và yếu tố coi trọng tính kỷ luật của văn hóa Nhật Bản. Cùng ăn tết theo Tây hàng trăm năm nay nhưng anh hàng xóm Philippin của chúng ta, 72 năm không có tiếng súng xâm lược từ bên ngoài, hãy xem họ đã đạt được thành tựu gì hay vẫn chỉ lẹt đẹt ngấp nghé mức sống Việt Nam - nước mới vừa ra khỏi chiến tranh 28 năm? Nếu coi việc đổi thói quen ăn tết từ tết Đông sang tết Tây là lý do của các thành công kinh tế thì Hồng Kông, Thượng Hải, Thâm Quyến, Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore, Malaysia... những quốc gia, lãnh thổ vẫn ăn tết Đông mà vẫn thành rồng thành hổ là do đâu? Họ vẫn ăn tết cổ truyền theo Âm-dương lịch phương Đông và họ vẫn giàu có, vẫn là những trung tâm kinh tế tài chính hàng đầu và có sức cạnh tranh toàn cầu.

Cho nên, việc lấy trường hợp Nhật Bản để cho rằng nên gộp tết ta và tết tây lại vì như vậy nước nhà sẽ mau chóng phát triển mạnh là nhận định không có cơ sở thực tế nào, cơ bản là ấu trĩ !

3 - Nên bỏ tết Ta vì tết Ta kéo theo hệ lụy là "trong khi cả thế giới làm việc còn chúng ta ngồi chơi", vô hình trung làm lỡ cơ hội kinh doanh, làm chứng khoán?

- [Đáp] "Cả thế giới" theo cách hiểu của những người đề xuất ở đây là ai? Chỉ là khoảng hơn 1 tỷ người Kitô giáo ở châu Âu và các "cựu thuộc địa" của nó ở các châu lục khác.

1,5 tỷ người Ả rập và các quốc gia Hồi giáo ăn tết riêng theo Âm lịch (hoàn toàn tính bằng chu kỳ mặt trăng) của họ; 2/3 trong số 1,3 tỷ người Ấn Độ ăn tết theo lịch Hinđu, 1/3 số còn lại ăn hàng trăm kiểu tết khác nhau (do có hàng trăm dân tộc); gần 1,7 tỷ người Đông Á ăn tết theo Âm-dương lịch. Người Do Thái ăn tết Do Thái, họ còn nghỉ vào mỗi thứ sáu trong tuần khi mà các thị trường chứng khoán phương Tây hối hả chạy nước rút vào phiên cuối tuần, nhưng có vì vậy mà người Do Thái mất đi cơ hội cạnh tranh của họ hay không? Thực tế là ít nhất 2/3 các trùm tài phiệt phố Wall là người gốc Do Thái. Các nước giàu nhất thế giới như UAE, Kuwait, Qatar, hay các con rồng châu Á như Singapore, Đài Loan, Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia,... hay các trung tâm tài chính, chứng khoán hàng đầu của Trung Quốc như Hồng Kông, Thâm Quyến, Thượng Hải... có vì họ ăn cái tết lệch đi với tết Kitô mà mất đi sức mạnh, khả năng cạnh tranh, cơ hội làm ăn của họ hay không? Hỏi cũng tức là đã trả lời rồi.

(Mà người Việt, đâu phải ai cũng làm chứng khoán)

4 - Nên gộp hai cái tết lại cho đỡ lãng phí thời gian, người nông dân có thời gian chăm lo cho vụ Đông Xuân - vụ lúa tiềm năng nhất trong năm? Gộp hai tết lại cho đỡ đi tình trạng nhậu nhẹt, bài bạc... đang làm tốn kém thời gian, lãng phí tiền của xã hội (Gs Võ Tòng Xuân)

- [Đáp] Bản thân chữ TẾT là biến âm (đọc chệch đi) của chữ TIẾT trong "LỊCH TIẾT KHÍ". Đó là một hệ thống gồm 24 tiết khí để tính toán thời vụ nông nghiệp (lịch làm nông) trong Âm-dương lịch Đông Á. Căn cứ để tính lịch này là 12 cung hoàng đạo (đường biểu kiến của mặt trời in lên nền trời nhìn từ mặt đất) và độ dài ngắn khác nhau của từng tháng tính theo chu kỳ tuần hoàn của mặt trăng. "Tết Nguyên đán" đọc đúng là "Tiết Nguyên đán". "Nguyên" nghĩa là "cái gốc", "đán" nghĩa là "buổi sáng sớm", "nguyên đán" là "buổi sáng sớm đầu tiên" trong một năm. Cho nên việc bỏ tết Ta ăn tết Tây để làm nông nghiệp cho thuận lợi vừa là việc làm phi khoa học (vì nó vốn là lịch nông nghiệp) vừa không đúng với cái tên của nó (tết tức là tiết, dù tính kiểu gì ngày 1-1 dương lịch không bao giờ trùng vào tiết nguyên đán trong âm - dương lịch)

Một điều quan trọng nữa là chưa có đề tài nghiên cứu nào chứng minh thuyết phục rằng: nông dân Việt Nam góp phần làm giảm năng suất vụ Đông Xuân do ăn tết quá lâu. Một điểm cần nói thêm là do múi giờ để tính lịch của Việt Nam (GMT+7) khác Trung Quốc (GMT+8), Triều Tiên, Nhật, Hàn (GMT+9),... nên cách tính Âm-dương lịch ("Âm lịch") của ta có phần khác với phần còn lại. Vào một số năm, ngày đầu năm (Tết Nguyên đán) của người Việt sẽ khác với các nước dùng chung Âm-dương lịch do năm nhuận, ngày nhuận vì lấy giờ gốc để tính khác nhau nên sẽ không trùng nhau.

Những vấn đề thuộc về tệ nạn, hủ tục trong dịp tết như cờ bạc, hay tình trạng quá chén trong các dịp liên hoan tất niên, đầu năm mới thuộc về trách nhiệm trong công tác quản lý của nhà nước, của sự tiến bộ trong nhận thức chung toàn xã hội. Không phải vì không quản lý được, một bộ phận nhỏ nhân dân chưa nhận thức đầy đủ tác hại của bia rượi, tệ bài bạc... mà thay đổi thói quen ăn Tết cổ truyền của cả một dân tộc - một dịp đoàn viên trong không khí hiếm có suốt một năm quần quật làm việc. Tết cổ truyền còn gần như là sợi dây lịch sử - văn hóa - tâm linh bền chặt nhất, liên kết những người con xa xứ với quê hương Việt Nam.

****
Nguồn NDT
https://www.facebook.com/ctvntlvst/photos/a.745774735470419.1073741828.744246142289945/1241331409248080/?type=3&theater

Thứ Hai, 26 tháng 12, 2016

DẦU HƯỚNG DƯƠNG

Vì sức khoẻ và túi tiền gia đinh các bạn nhé .
Dầu hướng dương, không bị nhiễm giống biến đổi gien, nhiệt độ sôi cao, có lợi cho sức khỏe....

Kubanoxhka 

Mình up ảnh từ điện thoại lên trước , bây giờ mới type đôi lời. Đầu tiên, chửi bậy cái cho thơm mồm. ĐKM đảng ta bài Nga thoát Háng, dầu này không bày bán ở siêu thị. Các bạn ấy vẫn ship hàng, nhưng nhà mình ở xa, mình phải tự đi lấy. Lại còn thế này, đi 15km đên mua dầu, thì phải kết hợp, con cà con kê, quên mịe điện thoại , lại làm chuyến nữa, ra gần 70km một thùng dầu.


Năm nay, Nga được mùa to về mọi mặt, họ giảm thuế xuất khẩu rtất nheièu thư nông phẩm. Loại dầu này năm ngoái mình mua qua bạn ship lẻ 60 k vnđ / 1 chai 1 lít, đưa đến chân cơ quan bà xã. Đầu năm nay , nhà mình nghỉ, mình đi mua không phải trả tiền ship, giá 48. Bây giờ còn có 41. Dầu này rẻ hơn rất nhiều so với dầu An Nam. Mình ví dụ như capture giá cả thị trường hiện tại như hình. Dầu hoa cải Dầu ăn Ajinomoto ( dầu thực vật thường như đậu nành và ngô) giá 100k / lít. Dầu ô liu Ajinomoto 1 triệu / lít. Dầu Cái Lân 580 k vnđ ./ can 25 lít = 23200 vnđ / lit.
Dầu ăn Simply đậu nành 5L = 252 vnđ , 1 lít giá 43,2 k. Tương tự là "Dầu ăn Vocarimex (Dầu nành hảo hạng-SoBy Gold Extra) 1 lít 42000"
https://websosanh.vn/s/d%E1%BA%A7u+%C4%83n+simply.htm
http://www.vatgia.com/…/d%E1%BA%A7u-%C4%83n-vocarimex-d%E1%…
http://www.vatgia.com/984/dau-an.html
http://dienmaycholon.vn/chi-tiet…/8457_dau-an-cai-lan-1l_1_0

Mở ngoặc là, "Dầu ăn hoa cải Ajinomoto được chiết xuất 100% từ hoa cải tự nhiên". Cái lồn mẹ bọn lừa đảo công khai, cấm ai vả mõm. Hoa cải ở đây là cái nhãn hiệu có hình hoa cải, chứ không phải "dầu ăn nép tuyn được chiết suất từ đinh ba". Chính vì thế hàng Nga mới bán chạy bất kể người ta cấm bán nó trong siêu thị, vì họ không chấp nhận cung hàng cho các loài lợn ăn cám và chó ăn cứt. Từ bao giờ có người ép hoa cải ra được dầu hả giời đất.
http://www.sacmauchobe.com/dau-hoa-cai-ajinomot…/p16296.html

Có thằng lại còn lợn hơn, "hạt hoa cải" là hạt cải hay hoa cải hở giời ơi "Dầu ăn hạt hoa cải AJINOMOTO 1000g ", hoa cải giờ có hạt.
http://hanggiadungnhat.vn/…/dau-an-hat-hoa-cai-ajinomoto-10…

Dầu lạc vừng (mè) của nam ta hiện là đặc sản. Mình tik trộn salat bằng dầu vừng, chưa thật ra ghét đặc dầu Olive. Tuy nhiên giá của nó quá đắt. 160.000₫ Dầu lạc - Đặc sản Nga Sơn ( Thanh Hóa ) - 1 lít . 487.000₫ Dầu mè tinh luyện Nakydaco 250ml ... Mình không mua dầu vừng (mè) ngoại, mà mua của hàng trong nước. Còn dầu olive thì lòi kèn
Dầu Olive Ajinomoto - Extra Virgin 70g ( chai nhỏ ) 73.000đ
Dầu ăn Olive Extra Virgin - Ajinomoto (Nhật Bản) chai 200g 130.000đ
http://thienduongcuabe.com/dau-thuc-vat-dau-olive…

Bạn đừng nghĩ rằng dầu ăn Nga có thương hiệu thấp. Ví dụ, "dầu óc chó Ma Cao" của Nga đắt hơn nhiều châu Âu, và cũng dĩ nhiên đâu chỉ là hàng chế biến từ nguyên liệu nhập khẩu, bán theo thương hiệu, Nga không trồng óc chó.
DẦU ÓC CHÓ MACAO (NGA) 250ML 250.000đ
Dầu óc chó Kunella - Đức 100ml 65.000đ
http://thienduongcuabe.com/dau-thuc-vat-dau-olive…

==================

Dầu hướng dương được tín nhiệm vì nó rán ngon. Dầu có nhiệt độ sôi 250 độ C, ở nhiệt độ đó dầu vẫn trắng. Do đó, khi rán, thức ăn trắng, mà lại chín kỹ vì có nhiệt độ cao, và ít hao dầu. Để ốp trứng chắng hạn, mình cho thìa cà phê (cỡ nửa mili lit) vào cái lập là tròn đường kính khoảng 12 phân, phải lấy cái xẻng lật rán bôi dầu ra mới ướt hết đáy chảo, lật được hai mặt chưa hết dầu, lòng trắng trứng trắng phau hay vàng nhẹ , không có vết cháy. Dán bằng dầu hương dương còn tốt hơn mỡ lợn. Mỡ lợn tuy có nhiệt độ sôi cao, nhưng bản thân nó có nhiều tạp chất gây cháy đen. Và dĩ nhiên, hầu hết các mỡ lợn đều có hàm lượng mỡ cặn cholesterol cao ở mức báo động, gây đọng mỡ, tắc tĩnh mạch cao huyết áp. Dầu hướng dương thì ngược lại, khi xào nấu nó sẽ hòa tan mỡ cặn tắc mạch máu đi.

Nếu như so với dầu của chúng ta. Chúng ta hầu hết là dầu ngô và dầu đậu nành, là phụ phẩm của ngành thức ăn chăn nuôi. Ví dụ như ngô, các nước ngoài Mỹ hầu hết cấm chỉ dùng ngô biến đổi gen cho người ăn, và đa số cấm trồng trọt cây biến đổi gen sống, vì nó tung phấn ngô ra cây nông nghiệp. Nhưng ở ta, đương nhiên đảng và nhà nước là đàn chó tay sai rẻ tiền cho bất cứ thực dân rẻ tiền nào, trong đõ dĩ nhiên có chó dại Mông Sấn To Monsanto. Tuy ép nông dân trồng ngô biến đổi gen để phá hủy uy tín nông sản ta, nhưng đảng và nhà nước ta lại nhập khẩu ngô Nga sạch về làm bánh ăn, để có sức khủng bố nông dân.

Dễ hiểu là, Ngô Mỹ được ép lấy dầu, rồi làm thức ăn gia súc . Cùng với đó là các loại dầu cọ siêu rẻ, đến mức con khỉ hoang nó cũng chả buồn ăn. Cha ông ta vẫn ép dầu lạc dầu vừng dầu dừa mà ăn. Chưa từng bao giờ nhân dân nước ta được hưởng cảnh toàn thể nhân dân ăn chung với lợn bò như nay. Loại dầu phụ phẩm của thức ăn chăn nuôi đó vốn giá siêu rẻ, nhưng cũng như sữa trẻ em bán đắt gấp 5 lần Mỹ.

Mình trước đây vẫn mua hàng Nga. Có một thời gian hàng Nga đắt quá, thì ở chợ Bưởi có bà vẫn bán dầu Thổ Nhĩ Kỳ. NHưng bây giờ cái dầu Thổ Tả đó khí đắt, hơn 90k một chai 1,5 lít. Mặt khác, đảng ta quyết chí làm ăn kinh tế bằng văn thơ. Đảng ta nhập dầu ăn Ucraina về, trước đây là hiệu Kydanka,. Sau đó đảng ta lăng xê:
"Giải mã 'cơn sốt' dầu hướng dương nhập khẩu từ Ukraine - VTC News www.vtc.vn/giai-ma-con-sot-dau-huong-duong-nhap-khau-tu-ukr… 27 thg 3, 2016 - loại dầu ăn hướng dương tốt cho sức khỏe, giá cả hợp lý đang khiến các bà nội trợ “chết mê, chết mệt”. mức giá khá hợp lý, 65.000 đồng/lít,"
Diện nay, giá 3 lít Dykanka 160k
https://muachung.vn/…/3-lit-dau-an-huong-duong-dykanka-cao-…
Dầu Ăn Hướng Dương UKRAINE 750k/thùng (15L)
http://zaodich.webtretho.com/…/dau-an-huong-duong-ukraine-…/
Mẹ vợ mình mua về 1 chai trong siêu thị, hỏi mnình có phải dầu Nga không .

Trước đây mình đã thử ăn dầu này, và rút nhanh kinh nghiệm. Người ta mua hàng Nga, vì cái chính phủ Nga nó phát triển rất cao, kiểm soát chất lượng đồ ăn rất nghiêm ngặt. Ví dụ, Nga không cấm chất tạo nạc trong chăn nuôi như ta (Mỹ cũng không cấm), nhưng họ cấm trong thịt thành phẩm. Ở Nga, thịt thành phẩm phải có đóng gói đăng ký mẫu mã kiểu gói, có đánh serian cho từng sản phẩm bán lẻ. Khi đem một lô hàng ra bán lẻ, hãng chịu trách nhiệm lô hàng đó phải cung cấp lisk các serial riêng của từng sản phẩm lẻ. Máy tính của nhà nước sẽ lấy ngẫu nhiên trong list đó ra các mẫu đem đi kiểm tra, giá các mẫu mất không đó, và phí kiểm tra, đều hãng chịu. Nếu thấy có lỗi, thì nhà nước sẽ tăng tần suất kiểm tra, tiếp tục tăng đến mức nào đó, thì sẽ cấm sản phẩn đó, hay cao hơn là cấm hãng đó, và cấm luôn cả nước xuất xứ hàng hóa đó. Trước khi cấm vận , thịt bò Mỹ đã nhiều lần xông vào Nga, mỗi lần nước nửa năm một năm, cho đến 2003 bị án treo 2 năm trước khi cấm vận. Hai lỗi hay gặp nhất của thị bò Mỹ phát hiện ở Nga là dưa thuốc tạo nạc và kháng sinh. Nga còn khá dân chủ, chứ châu ÂU cấm chỉ thịt bò Mỹ vì Mỹ không đủ tiêu chuẩn nuôi nhốt. Toàn thể thế giới đã cấm chỉ thịt bò Mỹ 2003..2008 vì bò điên, nên ngành bán thị bò $4/kg của Mỹ cực kỳ chó dại.

Ở ta, ta cấm thuốc tạo nạc, nhưng thịt của chúng ta ngập thuốc đó, và tội vạ được đổ lên đầu nông dân, trong khi nhà nước không phải quản lý.

Nói đến dầu ăn Ucraibna cũng thế. Làm sao còn tin được được cái dầu ăn của chính phủ Maidan nữa. Mình cho vào tủ lạnh dể so độ đục là biết ngay. Dầu hướng dương có nhiện độ vẩn đục lạnh hơn thấp hơn các dầu ăn thực vật khác, vì nó nhiều chất béo tốt,. mà người ta vẫn gọi là vitamin e hay opmega 3... Đó là các dầu nhẹ vẫn còn nhiều mối liên kết chưa no, được dùng như các lego để xây dựng cơ thể.

Bây giờ, cái sextoy Dykanka hết thiêng, thì có KICO Zolotoe Zdorovie, giá 60 k / lit. Ông già bà cả cứ tưởng dầu Nga. Triong khi đó dầu Nga tuyệt nhiên không được bầy bán trong siêu thị.
Bộ 6 chai dầu ăn hướng dương Kico 1L 360k
http://www.lazada.vn/bo-6-chai-dau-an-huong-duong-kico-1l-2…

Lại nói thêm cho rông dài chút. Dầu lạc của chúng ta thì hôi, ăn vào đến hôm sau vẫn có thể hôi nách, khá nóng. Tuy nhiên, để chế biến các món nóng, nhiều tỏi, như nem rán hay xào xáo ..., thì khá hợp. Dầu mè (vừng) thơm, dầu dừa cũng có mùi vị riêng mát lành, trộn món sa lát mát cũng ngon, đảo vị cho lạ miệng. Tuy nhiên, dầu vừng có nhiệt độ đông cao hơn hẳn dầu hướng dương - dĩ nhiên là dầu hướng dương Nga, vì thế cho tủ lạnh dễ vẩn. CŨng vì dầu hướng dương có cái đặc trưng đó, nên cách này được dùng để xem nó có bị nhà sản xuất pha trộn hay không. Dĩ nhiên, khi pha trộn người ta sẽ dùng các dầu cọ và ngô siêu rẻ. Mình vẫn sưu tập các chai dầu nhỏ trong tủ để gia định thử đổi vị. Nếu như mình ăn, thì sa lát chỉ cần sà lách, kemn cà chua, dầu hướng dương, và tik j cho nấy... là đủ

=====

Như thế thôi, cái dầu súc vật như sim p ly giá 42 43, trong khi dầu hương dương xịn giá 41. Mình nhắc lại nhé. Dầu Simply nói trên là đậu nành , tức đỗ tương, và đương nhiên là đỗ tương Mỹ biến đổi gen. Dầu đỗ tương đã không ngon và rất rẻ, chứ đừng nói biến đổi gen. Ấy nhưng nó bán đắt hơn dầu hướng dương nguyên chất giá 41. Nó cũng như sữa trẻ em cùng hiệu ở ta bán đắt gấp 5 lần bên Mỹ và Úc. Người ta ép đỗ tương siêu rẻ đó lấy dầu, rồi lấy bã đó nuôi súc vật. Các tầu biển chở về cảng ta có đến hàng ngàn k tấn bã đậu ép mỗi chuyến.

Như mình vẫn nói . Nông nghiệp ở Nga rất khó cạnh tranh toàn diện, do cây con lâu năm của họ rất kém, do mùa đông quá lạnh và kéo dài . Tuy nhiên, cây 1 vụ thì Nga lại không yếu, chỉ do nông nghiệp chung kém cạnh mà đì đẹt lâu nay. Người Nga làm nông có trình độ rất cao, và đậm chất quảng canh + luân canh khá xa lạ với chúng ta. Từ khí cấm vận nhau, thì NN Nga lớn còn hơn cả cụ Phù ĐỔng Thiên Vương nhà ta, thoắt cái đã đứng đầu thế giới về xuất khẩu lúa mì, số lượng dứng đầu còn giá và chất lượng thì số một. Ở Nga là quảng canh, đất luôn thừa, và trình độ canh tác rất cao với hệ thống thủy lợi máy móc số một hoàn cầu, vì thế, khi họ bật lên thì vô đối, không bị cản trở bới giới hạn diện tích canh tác. Nói trình độ cao thì các bạn có thể ví dụ các máy gặt Nga rộng bậc nhất quả đất, hay trước đây có mỗi Liên Xô dùng An-2 đi phun thuốc sâu, và những viện giống cây con lớn nhất thế giới. Ở ta, thì nông dân lê lết trong các nhà lưới không thể gọi là nhà kính mới là nông nghiệp công nghệ cao, chứ không phải các máy gặt xơi cả ngàn Ha mỗi tuần.

không phải quảng cáo nhưng cũng như quảng cáo cho các bạn chút. Các bạn ấy bán gói nhỏ nhất 5 chai, lấy từ thùng 15 chai. Hiện nay đến tận nơi lấy là 41 vnđ / 1 chai, một thùng nguyên giá 615. Nếu như ship thì giá 43. Hàng Nga đó, xấu inh, người Nga thật ra cực kỳ thực dụng, vì có bà nội trợ nào nhìn thùng 15 chai đâu mà cần làm đẹp. Mẫu mã của từng chai 1 lít thì khác, khá "ngjhệ thuật Nga", tức là hình vẽ và mầu tự nhiên, ít có các hình hoạt họa biến thái của dân mộng du tâm thần, chất liệu làm vỏ chai và nhãn hiệu cực tốt. Điều khác biệt với ta là định kỳ vài tháng người ta đổi mẫu mã nhãn hiệu, chỉ giữ lại các phần đã đăng ký như Logo hay TM, còn cái chai thì vài năm rồi vẫn thế. Hạn dùng in trên vai chai bằng in phun mực đen, và dập chìm ở một đầu hồi thùng các tông. Tên hãng là Grand Start. TM là Kubanochka, Kuban là tên tỉnh, cũng là nhãn hiệu có vùng miền .

Các bạn ship hàng tự kinh doanh riêng. Các số dưới đây chỉ trừ số điểm bán là cố định, còn các bạn ship hàng thường làm vào dịp rỗi nên các bạn quan tâm cần check lại. Khu vực Hà Lội, số do co Trinh Thi Hoa cung cấp
091 215 156 3 ; điểm bán
098 379 434 0 ; một bạn ship hàng
094 222 261 5 ; một bạn ship hàng
097 737 033 6 ; một bạn ship hàng

Có hai chuyện như thế này cũng buồn cười về bài Nga thoát Háng

Mình ngồi rỗi, tự nhiên muốn post ảnh thùng dầu vào nhóm, mới lấy điện thoại chụp. Ôi trời, trong bàn phím Android tiếng Việt có từ này Kubanoxhka . Hóa ra người mua dầu ăn này không phải là quá hiếm. Ôi trời ôi là cái việc cấm bầy bán dầu ăn Nga bằng "luật không có trong văn bản".

Tối qua khoe ông em, ông ấy cũng lấy trên giá dầy ra đôi giầy mới cứng ko để ý, được bọc ni nông. 470k đôi giầy bảo hộ Nga

Hóa ra, chẳng phải riệng chuyện dầu lửa MNga bóp chết kinh tế Mỹ, kéo theo kinh tế Tây Lợn sập đổ. Mà dầu ăn, mà giầy..., hàng hóa Nga đâu chỉ có tầu vũ trụ.

dầu của simply, chất lượng như cứt mà giá trên trời, đục ngàu và nhiệt độ sôi thấp:
https://websosanh.vn/s/d%E1%BA%A7u+%C4%83n+simply.htm


trong khi dầu hướng dương ép trong vắt của Nga, châu âu còn thèm:

https://www.lamchame.com/forum/threads/chuyen-ban-buon-ban-le-dau-huong-duong-kubanochka-nhap-khau-nga.1754753/

Thứ Sáu, 18 tháng 11, 2016

Bốn giai thoại trong một đôi câu đối


Câu đối viết:

Bỏ gậy sắt, bỏ ngai vàng, quyết giữ nòi vàng và khoán sắt.

Vung hịch son, vung cờ đỏ, cho yên con đỏ với lòng son (1)

Có thể nói đây là một câu đối nôm hay. Chỉ có 26 chữ trong đó lặp mất 12 chữ mà rất đầy đủ ý nghĩa, dồi dào mầu sắc, nhấn mạnh được son sắt vững bền. Câu đối này nói về Trần Hưng Đạo. Đặc biệt, nội dung câu đối chứa đựng đến bốn giai thoại về người anh hùng này.

Bỏ gậy sắt:

Trần Quốc Tuấn là con của An sinh vương Trần Liễu. Trần Liễu bị Trần Thủ Độ buộc phải nhường vợ cho Trần Cảnh (tức vua Trần Thái Tông). Trần Liễu đã uất ức, đem quân chống lại nhưng không nổi, suýt bị gia hình, nhưng được Trần Cảnh tha chết. Việc thu xếp coi như yên ổn, song trong thâm tâm, Trần Liễu vẫn ôm mối hận thù. Cả hoàng tộc đều biết câu chuyện ấy, nên khi Trần Hưng Đạo được gần gũi vua Trần, nhiều người vẫn nhìn ông bằng cặp mắt nghi ngại. Biết đâu, khi thời cơ thuận lợi, Hưng Đạo lại không có một hành động phi nghĩa để trả thù cho bố?

Biết sự hoài nghi kín đáo ấy, Trần Hưng Đạo luôn luôn giữ đúng lễ vua tôi, ông toàn tâm toàn ý phục vụ các vua Trần chu đáo. Một lần, cùng Trần Nhân Tông đi dạo chơi đây đó, ông liếc thấy có người nhìn vào cái gậy ông cầm ở tay. Đầu gậy này có bịt sắt nhọn. Gậy ấy mà giáng xuống đầu ai, thì kẻ ngộ nạn chỉ có việc lìa đời! Hưng Đạo lẳng lặng bẻ cái gậy ra làm đôi, vứt đầu có bịt sắt đi, chỉ cầm trong tay một đoạn tre ngắn ngủi.

Cử chỉ ấy chỉ diễn ra trong khoảnh khắc. Ông không nói một lời. Những kẻ đứng chung quanh cũng đều im lặng, có người biết, có người không. Nhưng những ai chú ý đều tỏ ra kính phục và hoàn toàn tin tưởng Trần Quốc Tuấn. Ông đã giữ gìn ý tứ để xóa mọi hiềm nghi.

Bỏ ngai vàng:

Cũng từ sự bất bình sâu sắc trên đây, Trần Liễu luôn luôn ủ ấp trong lòng mình một mối thù muốn trả. Khi sống, tự ông không hành động được gì, thì trước khi mất, ông đã gọi Trần Quốc Tuấn lại dặn dò. Ông muốn Trần Quốc Tuấn phải cướp ngôi vua để trả thù, rửa nhục cho ông.
Trần Quốc Tuấn nghe lời trối trăng của cha, không đồng tình nhưng không dám cãi. Về sau, ông có đem ý kiến này hỏi mấy viên tướng thân cận của mình như Yết Kiêu, Dã Tượng. Những người này đều nói là không nên. Chỉ có một người con trai của ông là Trần Quốc Tảng có ý muốn giành ngôi, làm cho ông rất tức giận. Ông quát mắng Quốc Tảng, cho là kẻ vong ân bội nghĩa và đuổi đi, không muốn Quốc Tảng được thấy mặt mình. Trần Quốc Tuấn đã chứng tỏ ông không ham ngai vàng. Mẩu chuyện này càng làm cho mọi người hết sức kính phục ông, tôn vinh phẩm chất của ông.

Vung hịch son, vung cờ đỏ:

Nhưng hình ảnh này muốn chỉ vào hai việc cụ thể:

- Trần Quốc Tuấn là tác giả bài Hịch tướng sĩ văn nổi tiếng.

- Ông là vị Tiết chế tổng chỉ huy, đã giương cao cờ lệnh chỉ đạo cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông được hoàn toàn thắng lợi.

Câu đối trên đây là của cụ Quả Ngôn ở làng Hội Thống, huyện Nghi Xuân (tỉnh Hà Tĩnh).

Chủ Nhật, 13 tháng 11, 2016

NHỮNG THIÊN THẦN CHẮP CÁNH CHO THIÊN TÀI



Nguồn: Phan Viet Hung
(Mới đọc được trên mạng Nga một câu chuyện có thật này, xin dịch nhanh chia sẻ để chúng ta cùng biết trên Trái đất này, lòng tốt, tình bạn có thể làm được những điều tuyệt vời như thế nào)

Câu chuyện xảy ra ở một ngôi trường ở thủ đô Moskva, đầu thập niên 20.

Ngày nọ, các bạn nhỏ trong lớp không thấy bạn Liova đi học. Một tuần, rồi hai tuần trôi qua...Nhà Liova không có điện thoại, và theo lời khuyên của cô giáo chủ nhiệm, cả lớp đến nhà cậu bạn của mình xem tình hình ra sao.

Cô Tatyana Andreevna, mẹ của Liova ra mở cửa. Khuôn mặt cô hết sức buồn bã. Cả bọn liền nhao nhao hỏi:" Cô ơi, tại sao bạn Liova không đi học ạ?". Cô Tatyana đáp:

-Liova không thể đi học cùng các cháu được nữa. Các bác sĩ đã mổ mắt cho Liova nhưng không thành công. Liova đã bị mù và không thể tự đi được nữa, các cháu ạ.

Bọn trẻ nín lặng. Bỗng ai đó cất tiếng:

-Bọn cháu sẽ thay phiên nhau đưa bạn ấy đi học ạ.

Rồi cả bọn thay nhau nói:

-Chúng cháu đưa bạn ấy về nhà nữa.

-Bọn cháu sẽ giúp bạn ấy làm bài tập về nhà...

Người mẹ của Liova ứa nước mắt nhìn bọn trẻ. Cô đưa bọn trẻ vào phòng. Lát sau, Liova rờ rẫm bước ra, hai tay sờ soạng tìm đường. Mắt cậu băng kín mít. Thấy thế, đứa nào cũng sững người, có lẽ đến lúc này, chúng mới hiểu người bạn của mình đang gặp sự bất hạnh lớn lao đến nhường nào.

Liova cất tiếng nặng nhọc:"Chào các cậu!". Bọn trẻ liền nhao nhao:"Ngày mai tớ sẽ đến đưa cậu đi học", "Tớ sẽ giảng môn Đại số cho cậu", "Còn tớ, sẽ giúp cậu môn Lịch sử"....

Liova chả biết nghe lời bạn nào trước, cứ bối rối gật đầu Mẹ của cậu đầm đìa nước mắt khi chứng kiến cảnh đó.

Rời khỏi nhà Liova, cả lớp lên kế hoạch giúp đỡ người bạn không may của mình. Ai sẽ đến đón, ai đưa về, ai giảng lại môn nào cho bạn, ai sẽ đi dạo cùng Liova và đưa bạn ấy đến trường.

...Ở trường, cậu bạn ngồi cạnh Liova thường xuyên thì thào nói lại với cậu những gì thầy giáo viết trên bảng. Và rồi, mỗi khi Liova được gọi trả lời, cả lớp dường như nín thở. Cả lớp ai cũng vui mừng mỗi khi cậu đạt được điểm tốt (điểm 5 theo thang điểm Liên Xô), thậm chí còn vui hơn khi chính mình được điểm cao.

Liova học rất tốt. Cả lớp của Liova cũng học tốt dần lên. Là bởi vì, muốn giải thích, phụ đạo cho bạn, thì trước tiên phải nắm vững bài đã. Cả bọn ai cũng cố gắng. Mùa đông, các bạn còn đưa Liova đi trượt băng. Biết bạn mình yêu nhạc cổ điển, nhiều lúc cả lớp đi nghe hòa nhạc cùng cậu...

Liova tốt nghiệp phổ thông với bằng hạng ưu và học tiếp lên đại học. Ở đó, Liova có những người bạn mới, và họ lại tiếp tục giúp đỡ cậu (nguyên văn: họ trở thành đôi mắt của cậu). Sau khi tốt nghiệp đại học, Liova học dần lên, và cuối cùng, cậu bé mù ngày nào đã trở thành nhà toán học nổi tiếng thế giới, viện sĩ Viện hàn lâm khoa học Liên Xô Pontryagin.

Không phụ lòng tốt, lòng tin của những người bạn học tốt bụng của mình, Liova- Lev Semyonovich Pontryagin (1908-1988) đã trở nên một trong những nhà toán học, được đánh giá là vĩ đại nhất thế kỷ XX.

VIẾT THÊM:

Theo wiki, L.S.Pontryagin đã có những đóng góp lớn lao trong lĩnh vực hình học tôpô, (với đề xuất vấn đề cơ bản về lý thuyết đồng đều trong), đặt nền móng cho lý thuyết trừu tượng của biến đổi Fourier, mà ngày nay được gọi là tính đối ngẫu Pontryagin (mang tên ông).

Những nghiên cứu sau này của ông tập trung vào lý thuyết điều khiển tối ưu. Nguyên lý cực đại của ông là cơ sở cho lý thuyết tối ưu hiện đại.

L.S.Pontryagin đã được Nhà nước Liên Xô trao những giải thưởng danh giá: giải thưởng Stalin, giải thưởng Lenin, giải thưởng nhà nước Liên Xô, giải thưởng Lobachevsky, 4 lần nhận Huân chương Lenin và được nhận nhiều huân chương danh giá khác. Ông là Anh hùng lao động XHCN, Viện sĩ Viện hàn lâm khoa học Liên Xô.

Ông là Phó chủ tịch Hội toán học quốc tế (1970-1974), thành viên danh dự Hội toán học London, viện sĩ danh dự Viện hàn lâm khoa học Hungary.

Ông có vợ, nhưng không có con.

"Lòng tốt, dân tộc nào, thời nào cũng có. Nền giáo dục và thực tế cuộc sống đã giúp khơi dậy lòng tốt đó"

Thứ Hai, 31 tháng 10, 2016

NHỮNG HIỂU LẦM VỀ ĐẠO PHẬT


Đạo Phật ngày càng suy đồi, tha hoá, “mạt pháp”, nguyên nhân thì nhiều, nhưng đôi khi vì trong giới tu sĩ và cư sĩ không trang bị đủ kiến thức của giáo pháp như thực - tức là giáo pháp cội rễ - mà chỉ chạy theo cành, nhánh, ngọn lắm hoa và nhiều trái. Từ đấy, khó phân biệt đâu là đạo Phật chân chánh, đâu là đạo Phật đã bị biến chất, chạy theo thị hiếu dung thường của thế gian. Đôi nơi đạo Phật còn bị trộn lẫn với tín ngưỡng duy linh và cả tín ngưỡng nhân gian nữa... Nhiều lắm, không kể xiết đâu.
Với cái nhìn “chủ quan” của một tu sĩ Theravāda, tôi xin mạo muội liệt kê ra đây những hiểu lầm tai hại và rất phổ biến của Phật giáo trong và ngoài nước để chư vị thức giả cùng thấy rõ như thực:
1 - Tôn giáo
Đạo Phật có những sinh hoạt về tôn giáo nhưng đạo Phật không phải là tôn giáo, vì đạo Phật không có một vị thượng đế tối cao hoá sinh muôn loài và có quyền ban thưởng, phạt ác.
2 - Tín ngưỡng: 
Đạo Phật có những sinh hoạt tín ngưỡng nhưng đạo Phật không phải là tín ngưỡng để mọi người đến van vái, cầu xin những ước mơ dung tục của đời thường.
3 - Triết học: 
Đạo Phật có một hệ thống tư tưởng được rút ra từ Kinh, Luật và Abhidhamma, được gọi là “như thực, như thị thuyết” chứ không phải là một bộ môn triết học “chia” rồi “chẻ”, “phán” rồi “đoán” như của Tây phương.
4 - Triết luận: 
Đạo Phật có tuệ giác để thấy rõ Cái Thực chứ không sử dụng lý trí phân tích, lý luận. Còn triết, còn luận là vì chưa thấy rõ Cái Thực. Đạo Phật là đạo như chơn, như thực. Kinh giáo của đức Phật luôn đi từ cái thực cụ thể để hướng dẫn mọi người tu tập, nó không có triết, có luận đâu. Ngay “thiền” mà còn “luận”(thiền luận) là đã đánh mất thiền rồi.
5 - Từ thiện xã hội: 
Đạo Phật có những sinh hoạt từ thiện xã hội nhưng không coi từ thiện xã hội là tất cả, để hy sinh cuộc đời đầu tròn, áo vuông một cách uổng phí. Đạo Phật còn có những sinh hoạt cao cả hơn: Đó là giáo dục, văn hoá, nghệ thuật, tu tập thiền định và thiền tuệ nữa. Từ thiện xã hội thì ai cũng làm được, thậm chí người ta còn làm tốt hơn cả Phật giáo, ví dụ như Bill Gates. Còn giáo dục, văn hoá, nghệ thuật của đạo Phật là nền tảng Mỹ Học viết hoa (nội hàm các giá trị nhân văn, nhân bản) mà không một tôn giáo, môt chủ nghĩa, một học thuyết nào trên thế gian có thể so sánh được. Và đây mới là sự phụng hiến cao đẹp của đạo Phật cho thế gian. Còn nữa, nếu không có tu tập thiền định và thiền tuệ thì mọi hình thái sinh hoạt của đạo Phật, xem ra không phải là của đạo Phật đâu!
6 - Cực lạc, cực hạnh phúc: 
Đạo Phật có nói đến hỷ, lạc trong các tầng thiền; có nói đến hạnh phúc siêu thế khi ly thoát tham sân, khổ lạc (dukkha), phiền não của thế gian - chứ không có một nơi chốn cực lạc, cực hạnh phúc được phóng đại như thế.
7 - Tám vạn bốn ngàn pháp môn: 
Đạo Phật có nói đến 8 vạn 4 ngàn pháp uẩn (dhammakhandha) chứ không nói đến 8 van 4 ngàn pháp môn (dhammadvāra). Uẩn (khandha) ngoài nghĩa che lấp, che mờ và nghĩa chồng lên, chồng chất, còn có nghĩa là nhóm, liên kết, tập hợp ví như Giới uẩn (nhóm giới), Định uẩn (nhóm định), Tuệ uẩn (nhóm tuệ). Do từ uẩn (khandha) lại dịch lệch ra môn - cửa (dvāra), pháp môn nên ai cũng tưởng là có 8 vạn 4 ngàn pháp môn, tu theo pháp môn nào cũng được! Ai là người có thể đếm đủ 8 vạn, 4 ngàn cửa pháp này? Còn nữa, xin lưu ý, 8 vạn 4 ngàn chỉ là con số tượng trưng, có nghĩa là nhiều lắm, đếm không kể xiết theo truyền thống tôn giáo và tín ngưỡng Ấn Độ cổ. Ví dụ 84 ngàn lỗ chân lông, 84 ngàn vi trùng trong một bát nước, 84 ngàn phiền não, 84 ngàn cách tu...
8 - Xin xăm, bói quẻ, cầu sao, giải hạn, xem ngày giờ tốt xấu:
Những hình thức này không phải của đạo Phật. Trong kinh tụng Pāli có đoạn: “Sunakkhataṃ sumaṅgalaṃ supabhātaṃ suhuṭṭhitaṃ, sukhno ca suyiṭṭaṃ brahmacārisu. Padakkhinaṃ kāyakammaṃ vācākammaṃ padakkhinaṃ padakkhinaṃ manokammaṃ paṇidhī te padakkhinā...”
Có nghĩa là: Giờ nào (chúng ta) thực hành thân, khẩu, ý trong sạch; giờ đó được gọi là vận mệnh tốt, là giờ tốt, là khắc tốt, là canh tốt... Ngày đó gọi là có nghiệp thân phát đạt, nghiệp khẩu phát đạt, nghiệp ý phát đạt. Và nguyện vọng theo đó được gọi là nguyện vọng phát đạt. Người tạo nghiệp thân, nghiệp khẩu, nghiệp ý phát đạt như thế rồi sẽ được những lợi ích phát đạt (chữ phát đạt có thể có thêm nghĩa nhiêu ích).
9 - Định mệnh:
Đạo Phật có nói đến nghiệp, đến nhân quả nghiệp báo chứ không hề nói đến định mệnh. Theo đó, gây nhân xấu ác thì gặt quả đau khổ, gây nhân lành tốt thì gặt quả an vui - chứ không phải “cái tơ cái tóc cũng do trời định” như định mệnh thuyết của Khổng Nho hoặc định mệnh 4 giai cấp của Bà-la-môn giáo.
10 - Siêu độ, siêu thoát:
Không có bài kinh nào, không có uy lực của bất kỳ ông sư, ông thầy nào có thể tụng kinh siêu độ, siêu thoát cho hương linh, vong linh, chân linh cả. Thời Phật tại thế, nếu có đến nơi người mất, chư tăng chỉ đọc những bài kệ vô thường, khổ và vô ngã để thức tỉnh người sống; và hiện nay các nước Phật giáo Theravāda còn duy trì.
Có thể có hai trường hợp:
- Nếu vừa chết lâm sàng thì thần thức người chết vẫn còn. Vậy có thể đọc kinh, mở băng kinh, chuông mõ, hương trầm... để “thần thức người chết” hướng về điều lành... để thần thức tự tạo “cận tử nghiệp” tốt cho mình.
- Nếu thần thức đã lìa khỏi thân rồi – thì họ đã tái sanh vào cõi khác rồi, ngay tức khắc. Khi ấy thì gia đình làm phước để chư tăng tụng kinh hồi hướng phước ấy cho người đã mất.
Cả hai trường hợp trên đều không hề mang ý nghĩa siêu độ, siêu thoát mà chỉ có ý nghĩa gia hộ, gia niệm, gia lực mà thôi. Tu dựa vào tha lực cũng tương tự như vậy, nhưng cuối cùng cũng phải tự lực: “Tự mình thắp đuốc mà đi, tự mình là hòn đảo của chính mình”.
Chư thiên chỉ có khả năng hoan hỷ phước và báo truyền thông tin ấy cho người quá vãng mà thôi. Họ không có uy lực ban phước lành cho ai cả.
11 - Huyền bí, bí mật: 
Giáo pháp của đức Phật không có cái gì được gọi là huyền bí, bí mật cả. Đức Phật luôn tuyên bố là “Như Lai thuyết pháp với bàn tay mở ra”; có nghĩa là Ngài không có pháp nào bí mật để giấu kín cả!
12 - Tâm linh: 
Ngày nay, người ta tràn lan lễ hội, tràn lan mọi loại điện thờ với những hình thức mê tín, dị đoan, sa đọa văn hoá... mà ở đâu cũng rêu rao là các giá trị tâm linh. Đạo Phật không hề có các kiểu tâm linh như vậy. Thuật ngữ tâm linh này được du nhập từ Trung Quốc. Và rất tiếc, tôi không hề tìm ra nguồn Phật học Pāli hay Sanskrit có từ nào tương thích với chữ “linh” này cả!
13 - Niết-bàn:
Nhiều người tưởng lầm Niết-bàn là ở một cõi nào đó, một nơi chốn nào đó; thậm chí là ở một thế giới ở ngoài thế gian này. Người nào tìm kiếm Niết-bàn kiểu ấy, thuật ngữ thiền tông có cụm từ “lông rùa, sừng thỏ” như ngài Huệ Năng đã nói rõ:
“Phật pháp tại thế gian.
Bất lý thế gian giác.
Ly thế mịch bồ-đề.
Cáp như tầm thố giác”.
Thố giác là sừng thỏ. Và giác ngộ cũng vậy, chính ở trong khổ đau, phiền não mới giác ngộ bài học được.
14 - Bỏ khổ, tìm lạc: 
Tu Phật không phải là bỏ khổ, tìm lạc. Xin lưu ý cho: Khổ và Lạc chính là căn bản của phiền não!
15 - Tu để được cái gì! 
Có nhiều người nghĩ rằng, tu là để được cái gì đó. Xin thưa, được cái gì là sở đắc. Ai sở đắc? Chính là bản ngã sở đắc. Đạo Phật là vô ngã.
16 - Tu là sửa:
Nếu tu là sửa thì mình đã từ “cái ta này” biến thành “cái ta khác”. Nếu tu là không sửa thì cứ để nguyên trạng tham sân si như vậy hay sao? Xin thưa, sửa hay không sửa đều trật. Đạo Phật quan trọng ở Cái Thấy! Có Cái Thấy mới nói đến giác ngộ và giải thoát. Không có Cái Thấy này thì tu kiểu gì cũng trệch hướng hoặc rơi vào phước báu nhân thiên.
17 - Vía: Đạo Phật không có vía nào cả. Vía, hồn, phách là quan niệm của nhân gian. Ví dụ, ba hồn bảy vía. Ví dụ, nam thất, nữ cửu – nam bảy vía, nữ chín vía. Nếu là nam thất, nữ cửu thì nó trùng với nam 7 khiếu, nữ 9 khiếu. Vía là phần hồn. Không có cái hồn, cái linh hồn tự tồn tại nếu không có chỗ nương gá. Vía không độc lập được. Như danh (phần tâm) và sắc (phần thân) - chúng luôn nương tựa vào nhau. Chỉ có năng lực thiền định mới tạm thời tách lìa danh ra khỏi sắc, như cõi trời Vô tưởng của tứ thiền. Tuy nhiên, cõi trời Vô tưởng hữu tình này không phải là không có danh tâm mà chúng ở dạng tiềm miên. Còn các cõi trời Vô sắc thì sắc không phải là không có, chúng cũng ở dạng tiềm miên. Thật đáng phàn nàn, Phật và Bồ-tát đều có “vía” cả! Và cũng thật là“đau khổ” khi trong lễ an vị Phật, người ta còn hô “Thần nhập tượng” nữa chứ!
18 - Bồ-tát:
 Bồ-tát là âm của chữ Bodhisatta: Chúng sanh có trí tuệ. Vậy, chúng ta tạm thời bỏ quên “khái niệm Bồ-tát” quen thuộc trong kinh điển mà trở về với nghĩa gốc là “chúng sanh có trí tuệ”. Và như vậy, sẽ có hạng chúng sanh có trí tuệ với nguyện lực Thanh Văn; chúng sanh có trí tuệ với nguyện lực Độc Giác; chúng sanh có trí tuệ với nguyện lực Chánh Đẳng Giác. Ngoài 3 loại chúng sanh có trí tuệ trên – không có loại chúng sanh có trí tuệ nào khác.
19 - Phật: 
Phật là âm của chữ Buddha, nghĩa là Bậc đã Giác ngộ. Vậy chúng ta nên tạm thời bỏ quên “khái niệm Phật” từ lâu đã mọc rễ trong tâm thức mà trở về nghĩa gốc là Bậc Giác ngộ. Vậy người nào giác ngộ do nghe pháp từ bậc Chánh Đẳng Giác thì được gọi là Thanh Văn Giác, người nào giác ngộ do tự mình tu tập vào thời không có đức Chánh Đẳng Giác, được gọi là Độc Giác. Có vị giác ngộ do trọn vẹn 30 ba-la-mật, trọn vẹn minh và hạnh nên gọi là Chánh Đẳng Giác. Không có vị Giác ngộ (Phật) nào ngoài 3 loại Giác ngộ trên.
20 - Thể nhập:
Tu là không thể nhập vào cái gì cả. Thể nhập là bỏ cái ngã này để nhập vào cái ngã khác. Cái ngã khác ấy có thể là dòng sông, có thể là ngọn núi, có thể là một cội cây, có thể là một thần linh, thượng đế. Cái cụm từ “thể nhập pháp giới” rất dễ bị hiểu lầm. Khi đi phải chánh niệm, tỉnh giác trọn vẹn với cái đi; Khi nói phải chánh niệm, tỉnh giác trọn vẹn với cái nói; Khi ăn phải chánh niệm, tỉnh giác trọn vẹn với cái ăn – thì đấy mới đúng nghĩa “thể nhập pháp giới”, ngay giây khắc ấy, mọi tham sân, phiền não không có chỗ để phân duyên, sanh khởi.
Ngoạ Tùng Am, Sơ Xuân 2015
Minh Đức Triều Tâm Ảnh
(Tỳ khưu Giới Đức)

Chủ Nhật, 30 tháng 10, 2016

Đậu nành, ngô biến đổi gen (GMO) giấu mặt tràn ngập thị trường Việt Nam

Chí Nhân
© Chí Nhân / Thanh Niên
Các sản phẩm đậu nành nhập khẩu được bán trên đường Trần Chánh Chiếu, Q.5 Hiện nay thực phẩm biến đổi gien (GMO) tràn ngập thị trường VN, bất kỳ ai cũng có thể đang sử dụng thực phẩm này hằng ngày mà không biết.

Theo báo cáo của Bộ NN-PTNT, khối lượng đậu nành nhập khẩu từ tháng 1 đến tháng 9.2015 đạt gần 1,2 triệu tấn, giá trị nhập khẩu đạt 547 triệu USD, tăng 2,1% về khối lượng so với cùng kỳ năm 2014. Đậu nành được nhập chủ yếu từ Mỹ, Canada, những nước đứng đầu thế giới về diện tích cây trồng cũng như xuất khẩu đậu nành, bắp biến đổi gien.

Nhập vào rồi... biến mất ?

Trong khi đó, ở đường Trần Chánh Chiếu, Q.5, TP.HCM là nơi tập trung các vựa bán ngũ cốc. Một chủ vựa ở đây cho biết, có 2 loại nội và ngoại. Đậu nành Phương Lâm của VN có giá 20.000 đồng/kg, đậu nành nhập khẩu của Mỹ có giá 15.000 đồng/kg và đậu nành Canada 20.000 đồng/kg. Lý giải về việc đậu nành Mỹ rẻ hơn tới 25% so với đậu nội, bà chủ vựa nói: "Bên đó người ta trồng được nhiều, năng suất cao nên giá rẻ hơn đậu nành ta. Nhưng muốn làm đậu hũ hoặc nấu sữa đậu thì nên mua đậu nành VN vì thơm và béo hơn". Bà chủ vựa cũng cho biết cả 2 loại đều bán được, có người mua loại này, người mua loại kia, cũng có người mua 2 - 3 loại về pha trộn với nhau. Quan sát bằng mắt thường có thể thấy, hạt đậu nành nhập khẩu từ Mỹ, Canada to hơn đậu ta dù đậu nành Phương Lâm cũng đều hạt, óng vàng rất bắt mắt.

Một chủ vựa khác chào chúng tôi giá thấp hơn, đậu nành Mỹ chỉ 14.000 đồng/kg, đậu Canada và VN đồng giá 18.000 đồng/kg. Chủ vựa này cũng khuyên nếu mới ra nghề nấu sữa, muốn giữ khách thì nên mua đậu nành VN vì chất lượng thơm ngon hơn hẳn đậu nành ngoại. "Chỉ có mấy người nấu sữa bán ở các khu công nghiệp thì thường mua đậu nành nhập khẩu vì giá mềm hơn, người này nói. Hầu hết các chủ vựa đều không biết và không quan tâm đến thực phẩm biến đổi gien.

Nghịch lý là nguyên liệu biến đổi gien tràn ngập thị trường nhưng chưa có một loại thực phẩm nào ghi nhãn GMO. Tại chợ thực phẩm An Đông, một chị bán đậu hũ đon đả mời chúng tôi mua đậu với giá 3.000 đồng/miếng. Khi chúng tôi hỏi đậu hũ này làm từ đậu nành VN hay đậu nhập? Chị trả lời đó là đậu VN vì "chỉ có mấy công ty họ mới có khả năng nhập đậu về sản xuất đóng gói thôi". Bước vào một siêu thị lớn gần đó, riêng mặt hàng đậu hũ có đến hàng chục loại khác nhau như đậu hũ tươi, đậu hũ trứng, đậu hũ gấc, đậu hũ hạt sen, đậu hũ nấm... nhưng chỉ có một sản phẩm duy nhất trên bao bì ghi "làm từ 100% đậu nành VN". Các sản phẩm còn lại chỉ ghi thành phần nguyên liệu nhưng không có nguồn gốc xuất xứ của nguyên liệu. Tương tự, các sản phẩm sử dụng nguyên liệu chính là đậu nành như dầu ăn, nước tương, chao... ở hầu hết siêu thị, cửa hàng thực phẩm, chợ... đều không có nhãn GMO.

Tình trạng này phản ánh một thực tế là theo số liệu như đã nói ở trên thì đầu vào (nhập khẩu) có số lượng, thị trường có bán nhưng đầu ra (sản phẩm) thì không có, hàng triệu tấn nguyên liệu từ các quốc gia xuất khẩu, trồng cây biến đổi gien đã "biến mất" trong sự quản lý lỏng lẻo của chúng ta. 


Tràn ngập thị trường 

Trên thực tế, người VN ăn sản phẩm biến đổi gien mà không biết từ rất nhiều năm về trước. 

Từ năm 2010, Trung tâm tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3 (Quatest 3) thực hiện một khảo sát các mặt hàng nông sản nguyên liệu và một số sản phẩm chế biến lưu hành tại TP.HCM, kết quả có 111/323 (chiếm gần 34,4%) mẫu sản phẩm dương tính với promoter 35S hoặc terminator nos - một dạng biến đổi gien. Trong 111 mẫu nói trên, có 45 mẫu bắp, 29 mẫu đậu nành, 15 mẫu khoai tây, 10 mẫu cà chua... 

PV Thanh Niên đã liên hệ với Quatest 3 để biết thêm chi tiết thì được biết, Quatest 3 thực hiện khảo sát theo đơn đặt hàng của Sở Khoa học - Công nghệ TP.HCM, từ đó đến nay chưa có nghiên cứu nào mới hơn. 

Để xác thực câu chuyện thức ăn chăn nuôi của VN phần lớn sử dụng sản phẩm biến đổi gien, chúng tôi đã phỏng vấn lãnh đạo của một trong những nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu VN có đủ các dòng sản phẩm cho gia súc, gia cầm, thủy sản. Vị này cho biết: Công ty ưu tiên sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước nhưng các mặt hàng bắp, đậu nành của VN chỉ đáp ứng được 50% nhu cầu, số còn lại buộc phải nhập khẩu, đặc biệt là bã đậu nành. 

Khi chúng tôi đề cập đến nguồn gốc hàng nhập khẩu, vị này thừa nhận, công ty nhập các nguyên liệu này từ Brazil, Argentina hay Mỹ... là những nước cho phép trồng GMO. "VN gần đây cũng cho phép sử dụng một số sản phẩm GMO làm thực phẩm và thức ăn chăn nuôi cũng như cho trồng GMO", lãnh đạo doanh nghiệp này phân bua. Điều này trùng khớp với thống kê của Bộ NN-PTNT, trong 9 tháng đầu năm nay VN đã nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu đạt 2,59 tỉ USD, tăng 3,9% so với cùng kỳ năm 2014. Thị trường nhập khẩu chính của nhóm mặt hàng này là Argentina chiếm 42% thị phần, Mỹ chiếm 14,4%, Brazil chiếm 7,8%. Bên cạnh đó là nhập khẩu bắp đạt trên 4,6 triệu tấn, đạt kim ngạch trên 1 tỉ USD. Brazil và Argientina là hai thị trường nhập khẩu chính của mặt hàng này, chiếm lần lượt là 48,1% và 46,6% tổng giá trị nhập khẩu. 

Thời điểm đầu năm, trong cuộc gặp gỡ các doanh nhân Việt kiều, lãnh đạo Bộ NN-PTNT cũng khẳng định, mỗi năm VN nhập khẩu hàng triệu tấn bắp, đậu nành và khô dầu đậu nành từ Mỹ, Brazil, Argentina... về để chế biến thức ăn gia súc và làm thực phẩm. 

TS Nguyễn Quốc Vọng, chuyên gia của Bộ Nông nghiệp Úc - giảng viên Đại học RMIT Việt Nam, cho biết theo quy định của Bộ Nông nghiệp Mỹ, khi con vật ăn thực phẩm biến đổi gien thì con vật đó cũng bị xem là sinh vật biến đổi gien. Như vậy, rất nhiều sản phẩm, từ những ly sữa đậu nành, miếng đậu hũ, chén nước tương, chao, chai dầu ăn... cho đến miếng thịt heo, thịt bò, tôm, cá... đang lưu hành trên thị trường mà chúng ta ăn hằng ngày đều có thể là thực phẩm biến đổi gien. Chỉ có điều, nó không được ghi trên nhãn mác nên người tiêu dùng rơi vào tình trạng, ăn mà không biết. 

Thực phẩm biến đổi gien vẫn còn là một câu chuyện gây tranh cãi trên toàn thế giới về nhiều mặt, đặc biệt là tính an toàn của nó đối với sức khỏe con người. Ở các nước cho phép sử dụng sản phẩm biến đổi gien làm thực phẩm cho con người đều kèm theo quy định bắt buộc phải dán nhãn GMO lên sản phẩm để người tiêu dùng thực hiện quyền được lựa chọn. Tuy nhiên ở VN câu chuyện hoàn toàn khác, dù từ tháng 8.2014, Bộ NN-PTNT đã chính thức cho phép sử dụng bắp biến đổi gien làm thực phẩm và thức ăn chăn nuôi.

Nhận xét: Thực phẩm biến đổi gen là thứ cực kỳ độc hại cho sức khỏe. Điều tai hại là như bài viết này cho thấy, không thể biết các sản phẩm đậu nành trên thị trường Việt Nam có phải được làm từ thực phẩm biến đổi gen hay không. Với một nguồn thực phẩm như vậy, không có gì đáng ngạc nhiên khi sức khỏe người Việt ngày càng đi xuống.

Thứ Năm, 27 tháng 10, 2016

Vì sao ở hiền không gặp lành mà toàn đau khổ?

***** Nếu một người trong lòng cảm thấy khổ, điều đó nói lên rằng trong tâm người này có tồn tại một điều ác tương ứng. Nếu một người trong nội tâm không có điều ác nào, như vậy, người này sẽ không có cảm giác thống khổ *****

Tôi đã tìm một người thầy thông thái và đạo hạnh xin chỉ bảo:

- Vì sao những người lương thiện như con lại thường xuyên cảm thấy khổ, mà những người ác lại vẫn sống tốt như vậy

Thầy hiền hòa nhìn tôi trả lời:

- Nếu một người trong lòng cảm thấy khổ, điều đó nói lên rằng trong tâm người này có tồn tại một điều ác tương ứng. Nếu một người trong nội tâm không có điều ác nào, như vậy, người này sẽ không có cảm giác thống khổ. Vì thế, căn cứ theo đạo lý này, con thường cảm thấy khổ, nghĩa là nội tâm của con có tồn tại điều ác, con không phải là một người lương thiện thật sự. Mà những người con cho rằng là người ác, lại chưa hẳn là người thật sự ác.

Một người có thể vui vẻ mà sống, ít nhất nói rõ người này không phải là người ác thật sự.


Có cảm giác như bị xúc phạm, tôi không phục, liền nói:

- Con sao có thể là người ác được? Gần đây, tâm con rất lương thiện mà!

Thầy trả lời:

- Nội tâm không ác thì không cảm thấy khổ, con đã cảm thấy khổ, nghĩa là trong tâm con đang tồn tại điều ác. Con hãy nói về nỗi khổ của con, ta sẽ nói cho con biết, điều ác nào đang tồn tại trong con.

Tôi nói:

- Nỗi khổ của con thì rất nhiều! Có khi cảm thấy tiền lương thu nhập rất thấp, nhà ở cũng không đủ rộng, thường xuyên có “cảm giác thua thiệt” bởi vậy trong tâm con thường cảm thấy không thoải mái, cũng hy vọng mau chóng có thể cải biến tình trạng này; trong xã hội, không ít người căn bản không có văn hóa gì, lại có thể lưng quấn bạc triệu, con không phục; một trí thức văn hóa như con, mỗi tháng lại chỉ có một chút thu nhập, thật sự là không công bằng; người thân nhiều lúc không nghe lời khuyên của con, con cảm thấy không thoải mái…

Cứ như vậy, lần lượt tôi kể hết với thầy những nỗi thống khổ của mình.

Thầy gật đầu, mỉm cười, một nụ cười rất nhân từ đôn hậu, người từ tốn nói với tôi:

Thu nhập hiện tại của con đã đủ nuôi sống chính con và gia đình. Con còn có cả phòng ốc để ở, căn bản là đã không phải lưu lạc nơi đầu đường xó chợ, chỉ là diện tích hơi nhỏ một chút, con hoàn toàn có thể không phải chịu những khổ tâm ấy.

- Nhưng, bởi vì nội tâm con có lòng tham đối với tiền tài và của cải, cho nên mới cảm thấy khổ. Loại lòng tham này là ác tâm, nếu con có thể vứt bỏ ác tâm ấy, con sẽ không vì những điều đó mà cảm thấy khổ nữa.

Trong xã hội có nhiều người thiếu văn hóa nhưng lại phát tài, rồi con lại cảm thấy không phục, đây chính là tâm đố kị. Tâm đố kị cũng là một loại ác tâm. Con tự cho mình là có văn hóa, nên cần phải có thu nhập cao, đây chính là tâm ngạo mạn. Tâm ngạo mạn cũng là ác tâm. Cho rằng có văn hóa thì phải có thu nhập cao, đây chính là tâm ngu si; bởi vì văn hóa không phải là căn nguyên của sự giàu có, kiếp trước làm việc thiện mới là nguyên nhân cho sự giàu có của kiếp này. Tâm ngu si cũng là ác tâm!

Người thân không nghe lời khuyên của con, con cảm thấy không thoải mái, đây là không rộng lượng. Dẫu là người thân của con, nhưng họ vẫn có tư tưởng và quan điểm của riêng mình, tại sao lại cưỡng cầu tư tưởng và quan điểm của họ bắt phải giống như con? Không rộng lượng sẽ dẫn đến hẹp hòi. Tâm hẹp hòi cũng là ác tâm.

Sư phụ tiếp tục mỉm cười:

- Lòng tham, tâm đố kỵ, ngạo mạn, ngu si, hẹp hòi, đều là những ác tâm. Bởi vì nội tâm của con chứa đựng những ác tâm ấy, nên những thống khổ mới tồn tại trong con. Nếu con có thể loại trừ những ác tâm đó, những thống khổ kia sẽ tan thành mây khói.”

Con đem niềm vui và thỏa mãn của mình đặt lên tiền thu nhập và của cải, con hãy nghĩ lại xem, căn bản con sẽ không chết đói và chết cóng; những người giàu có kia, thật ra cũng chỉ là không chết đói và chết cóng. Con đã nhận ra chưa, con có hạnh phúc hay không, không dựa trên sự giàu có bên ngoài, mà dựa trên thái độ sống của con mới là quyết định. Nắm chắc từng giây phút của cuộc đời, sống với thái độ lạc quan, hòa ái, cần cù để thay thế lòng tham, tính đố kỵ và ích kỷ; nội tâm của con sẽ dần chuyển hóa, dần thay đổi để thanh thản và bình an hơn.

- Trong xã hội, nhiều người không có văn hóa nhưng lại giàu có, con hãy nên vì họ mà vui vẻ, nên cầu chúc họ càng giàu có hơn, càng có nhiều niềm vui hơn mới đúng. Người khác đạt được, phải vui như người đó chính là con; người khác mất đi, đừng cười trên nỗi đau của họ. Người như vậy mới được coi là người lương thiện! Còn con, giờ thấy người khác giàu con lại thiếu vui, đây chính là tâm đố kị. Tâm đố kị chính là một loại tâm rất không tốt, phải kiên quyết tiêu trừ!”

Con cho rằng, con có chỗ hơn người, tự cho là giỏi. Đây chính là tâm ngạo mạn. Có câu nói rằng: “Ngạo mạn cao sơn, bất sinh đức thủy” (nghĩa là: ngọn núi cao mà ngạo mạn, sẽ không tạo nên loại nước tốt) người khi đã sinh lòng ngạo mạn, thì đối với thiếu sót của bản thân sẽ như có mắt mà không tròng, vì vậy, không thể nhìn thấy bản thân có bao nhiêu ác tâm, sao có thể thay đổi để tốt hơn. Cho nên, người ngạo mạn sẽ tự mình đóng cửa chặn đứng sự tiến bộ của mình. Ngoài ra, người ngạo mạn sẽ thường cảm thấy mất mát, dần dần sẽ chuyển thành tự ti. Một người chỉ có thể nuôi dưỡng lòng khiêm tốn, luôn bảo trì tâm thái hòa ái từ bi, nội tâm mới có thể cảm thấy tròn đầy và an vui.

- Kiếp trước làm việc thiện mới chính là nguyên nhân cho sự giàu có ở kiếp này, (trồng dưa được dưa, trồng đậu được đậu). Mà người thường không hiểu được nhân quả, trồng dưa lại muốn được đậu, trồng đậu lại muốn được dưa, đây là thể hiện của sự ngu muội. Chỉ có người chăm học Phật Pháp, mới có được trí huệ chân chính, mới thật sự hiểu được nhân quả, quy luật tuần hoàn của vạn vật trong vũ trụ, nội tâm mới có thể minh tỏ thấu triệt. Để từ đó, biết làm thế nào lựa chọn tư tưởng, hành vi và lời nói của mình cho phù hợp. Người như vậy, mới có thể theo ánh sáng hướng đến ánh sáng, từ yên vui hướng đến yên vui.”

- Bầu trời có thể bao dung hết thảy, nên rộng lớn vô biên, ung dung tự tại; mặt đất có thể chịu đựng hết thảy, nên tràn đầy sự sống, vạn vật đâm chồi! Một người sống trong thế giới này, không nên tùy tiện xem thường hành vi và lời nói của người khác. Dẫu là người thân, cũng không nên mang tâm cưỡng cầu, cần phải tùy duyên tự tại! Vĩnh viễn dùng tâm lương thiện giúp đỡ người khác, nhưng không nên cưỡng cầu điều gì.

- Nếu tâm một người có thể rộng lớn như bầu trời mà bao dung vạn vật, người đó sao có thể khổ đây?

Vị thầy khả kính nói xong những điều này, tiếp tục nhìn tôi với ánh mắt đầy nhân từ và bao dung độ lượng.

Ngồi im lặng hồi lâu…xưa nay tôi vẫn cho mình là một người rất lương thiện, mãi đến lúc này, phải! chỉ đến lúc này, tôi mới biết được trong tôi còn có một con người rất xấu xa, rất độc ác! Bởi vì nội tâm của tôi chứa những điều ác, nên tôi mới cảm thấy nhiều đau khổ đến thế. Nếu nội tâm của tôi không ác, sao tôi có thể khổ chứ ?

Xin cảm tạ thầy, nếu không được người khai thị dạy bảo, con vĩnh viễn sẽ không biết có một người xấu xa như vậy đang tồn tại trong con!

(st)

Thứ Ba, 25 tháng 10, 2016

CÂY TRỒNG BIẾN ĐỔI GEN Ở VIÊT NAM - NGUY HẠI ĐỦ ĐƯỜNG

BÁO CÁO VỀ CÂY TRỒNG BIẾN ĐỔI GEN Ở VIỆT NAM: NGUY HẠI ĐỦ ĐƯỜNG-LỢI KHÔNG THẤY ĐÂU
*****
Lê Thị Phi Vân
Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông thôn



1. Thông tin chung về cây trồng biến đổi gien

Cây trồng biến đổi gen (BĐG) được phát triển và đưa vào sản xuất thương mại từ giữa thập niên 1990 tại Mỹ. Tới nay đã có 29 quốc gia trồng cây BĐG trên diện tích 148 triệu ha. Với những lý lẽ như cây BĐG là giải pháp đột phá trong việc xóa đói giảm nghèo, bảo đảm an ninh lương thực, thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường, những người ủng hộ cây trồng BĐG đang ra sức cổ xúy cho việc đưa cây trồng biến đổi gen vào sản xuất đại trà. Vậy cây trồng biến đổi gen có thực sự mang lại năng suất cao, tiết kiệm chi phí và góp phần bảo vệ môi trường như những gì người ta nói hay ngược lại?

Không có sự khác biệt đáng kể về năng suất. Ngành công nghệ sinh học cho rằng thực phẩm biến đổi gen có thể nuôi sống thế giới nhờ tạo ra năng suất cây trồng cao hơn. Thực tế chứng minh điều ngược lại. Sau một thời gian, năng suất cây BĐG thấp hơn cây trồng thông thường và đòi hỏi lượng tương đương các hóa chất diệt cỏ độc hại như glyphosate. Hàng ngàn thử nghiệm ngoài ruộng trong 20 năm qua về gen nhằm tăng năng suất cây trồng cho thấy quyết tâm đáng kể. Tuy nhiên, không một thử nghiệm đồng ruộng nào mang lại năng suất trong cây trồng thương mại trừ ngô Bt. Hơn nữa, sự tăng năng suất khiêm tốn của ngô Bt lại chủ yếu do việc cải tiến giống truyền thống.

Nghiên cứu của Glenn Stone thuộc ĐH Washington, St.Louis chỉ ra rằng năng suất của bông biến đổi gen ở Ấn Độ đã bị cường điệu quá mức. Trên thực tế sản lượng bông tăng khiêm tốn là nhờ việc quản lý trang trại hợp lý, tuy nhiên việc gieo trồng hạt giống BĐG kéo theo những vấn đề mới. Nghiên cứu của Abdul Quayum và Kiran Sakkhari cho thấy Bollgard (bông Bt của Monsanto) đã thất bại thảm hại về mặt năng suất đối với nông dân sản xuất nhỏ. Trong khi năng suất bình quân 3 năm của bông phi Bt vẫn ở mức 650 kg/acre thì năng suất bông Bt chỉ có 535 kg. Cùng là nông dân sản xuất nhỏ với cùng điều kiện sản xuất dựa vào nước trời như nhau nhưng bông phi Bt vượt bông Bt về năng suất khoảng 30% với chi phí thấp hơn 10%.

Cây trồng biến đổi gen không giúp tiết kiệm chi phí


Nghiên cứu của Charle Benbrook chỉ ra rằng cây biến đổi gen làm giảm lượng thuốc sâu sử dụng trong 2-3 năm đầu (1996-1998) xuống từ 1,2% đến 2,3% mỗi năm nhưng sau đó lại làm tăng lượng thuốc sâu sử dụng lên 20% vào năm 2007 và 28% năm 2008. Trong giai đoạn 1996-2008 cây BĐG làm tăng lượng thuốc sâu sử dụng lên thêm 314,8 triệu pound so với cây không BĐG. Nghiên cứu cũng cho thấy có sự khác biệt đáng kể trong xu thế sử dụng thuốc trừ cỏ trên 1 acre đất trồng cây BĐG và cây truyền thống. Hai lý do chính dẫn đến sự khác biệt này là: a) sự xuất hiện và lan mạnh của cỏ kháng Glyphosate; và b) mức giảm đáng kể tỷ lệ thuốc diệt cỏ sử dụng bình quân trên một đơn vị diện tích cây truyền thống. Trong 13 năm từ 1996 đến 2008 cây BĐG đã làm tăng lượng sử dụng thuốc diệt cỏ ở Mỹ lên thêm 383 triệu pound. Mức tăng này triệt tiêu tác dụng của việc giảm sử dụng thuốc trừ sâu trong trồng ngô và bông BĐG và làm cho tổng lượng hóa chất sử dụng trở nên cao hơn.

Mặc dù việc sử dụng thuốc trừ sâu từ lúc trồng bông Bt đã giảm đi nhưng số lượng sâu hại mà bông Bt không chống chịu được như aphids, bắt đầu bùng phát kéo theo sự gia tăng trở lại của thuốc trừ sâu. Chi phí kiểm soát sâu bệnh gia tăng do sâu bệnh kháng thuốc và phí dịch vụ công nghệ tăng. Năm 1995 trồng 1 acre bông chi hết $12.75 đến $24. Năm 2005 1 acre bông Bollgard, Roundup Ready chi hết $52 và năm 2010 với giống bông Bollgard II và Roundup Ready Flex nông dân phải chi tối thiểu $85/acre. Tại Mississippi nhiều người còn phải chi tới trên 100 USD cho việc kiểm soát sâu ăn lá.

Từ năm 1996 trong khi giá giống ngô truyền thống hầu như không tăng hoặc tăng rất ít thì giá ngô BĐG giống đã tăng lên rất nhiều.Năm 2009 giá ngô BĐG giống chiếm 19% thu nhập thuần và 34% chi phí vận hành trên 1 acre, bằng 2 lần mức gía của thời kỳ 1975-1996. Chênh lệch giữa giá ngô BĐG giống với ngô truyền thống là 69%. Giống ngô truyền thống cho đến năm 2007 vẫn ở mức dưới $100 một đơn vị , giá ngô "SmartStax" năm 2010 là $320 một đơn vị. Hiện tại người trồng giống SmartStax phải chi nhiều hơn 2,1 lần so với giống truyền thống và khoảng 4 lần giống truyền thống so với 10 năm trước.

Cây trồng biến đổi gen không giúp giảm nghèo, thậm chí ngược lại

Do cả tin vào những lời hứa hẹn về những vụ mùa bội thu, hàng triệu nông dân Ấn Độ đã chuyển sang trồng giống biến đổi gen. Họ đã vay tiền để mua hạt giống với giá cắt cổ vì được thuyết phục rằng đó là hạt giống thần diệu sẽ mang lại năng suất cao hơn mà không bị sâu bệnh. Tuy nhiên, cây biến đổi gen không chỉ bị sâu bệnh tàn phá. Nó còn cần gấp đôi nhu cầu nước. Trong hai năm thời tiết khô hạn, nhiều cây biến đổi gen khô héo và chết. Trước kia, khi mùa màng thất bát nông dân vẫn có thể để giống và trồng lại năm sau, nhưng với cây biến đổi gen họ không thể làm vậy. Sahebrao Yawiliker, một nông dân Ấn Độ nói: "Chúng tôi bị các công ty giống lừa. Năng suất không như họ hứa, thậm chí chưa bằng một nửa, trong khi đó chi phí quá cao làm chúng tôi nợ nần chồng chất".

Các công ty giống lớn với sự hỗ trợ đắc lực của nhà nước đã loại bỏ các giống lai giá rẻ và các giống truyền thống khỏe hơn, rẻ hơn rất nhiều và thay thế bằng các sản phẩm của họ. Năm 1991 nông dân có thể mua 1 kg giống bông địa phương với giá từ 7 đến 9 rupi. Năm 2003 họ phải trả 350 rupi (7USD) cho 1 túi 450 gram hạt giống lai. Năm 2004 một túi 450 gram hạt giống bông Bt của Monsanto có giá từ 1,650 đến 1,800 rupi (33 đến 36 USD). Cùng với chi phí tăng lên, tín dụng tăng lên và nợ vượt tầm kiểm soát, làn sóng tự tử tràn lan ở Ấn Độ. Những vùng có diện tích bông Bt cao nhất Ấn Độ cũng là vùng có tỷ lệ nông dân tự tử nhiều nhất (4000 người/năm).

Cây trồng biến đổi gen làm cho sâu bệnh trở nên kháng thuốc

Việc trồng phổ biến cây BĐG đã làm tăng mạnh lượng thuốc diệt cỏ sử dụng, dẫn tới xuất hiện dịch siêu cỏ kháng glyphosate. Lượng thuốc nhiều hơn đã phải dùng để diệt siêu cỏ dại nhưng chúng vẫn không chết. Nông dân phải dùng kết hợp cả thuốc diệt cỏ độc hại hơn gồm paraquat và 2,4-D, một trong những thành tố của chất độc màu da cam sử dụng trong chiến tranh Việt Nam đã bị cấm sử dụng do liên quan đến ung thư, sảy thai và tổn hại thần kinh.

Mới đây Cơ quan bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA) đã kết luận rằng ấu trùng của sâu bướm fall armyworm (S. frugiperda) đã bộc lộ khả năng kháng lại chất độc Cry1f trong ngô Bt. Mức độ kháng sâu bệnh cao đến mức giống Herculex đã bị thu hồi khỏi thị trường và người trồng được khuyến cáo phun kết hợp các loại thuốc trừ sâu. Ngô Bt của Monsanto ở Nam Phi cũng bị sâu đục thân B. fusca kháng độc tố ở các vụ mùa năm 2005-06 và 2007-08. Sự tái nhiễm rộng rãi hơn của sâu ăn quả với bông Bt ở Đông Nam nước Mỹ trong khoảng 1992-2006 cũng đã được đăng ở ít nhất 5 tạp chí khoa học. Nghiên cứu của trường Đại học bang Iowa chỉ ra rằng sâu đục rễ ngô miền Tây vẫn sống sót sau khi ăn chất độc do cây ngô sản sinh ra.

Cây trồng biến đổi gen có thể ảnh hưởng bất lợi tới môi trường

Nghiên cứu của Viện Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc cho thấy, cùng với việc gia tăng diện tích bông Bt thì các trang trại cũng trở thành nguồn nhiễm rệp, ban đầu chỉ là loài gây hại hy hữu và nhỏ, sau phát tán ra xung quanh thành dịch gây hại cho chà là, nho, táo, đào, lê. Trước khi có bông Bt các loại thuốc dùng để diệt sâu đục quả bông cũng kiểm soát được rệp. Giờ đây nông dân phải phun nhiều hơn để diệt rệp. Việc giảm sử dụng thuốc sâu trong bông Bt dẫn đến đảo ngược vai trò sinh thái của bông từ chỗ là bể hấp thụ rệp trong hệ thống thông thường trở thành nguồn dịch hại thực sự trong hệ thống canh tác bông Bt.

So sánh đất ở những cánh đồng trồng bông Bt với những cánh đồng kề bên trồng các cây không phải bông Bt, Navdanya phát hiện ra trong 3 năm bông Bt đã làm giảm 17% số lượng khuẩn tia (Actinomycet), loại khuẩn có ý nghĩa sống còn trong việc phân hủy cellulose và tạo ra mùn. Vi khuẩn giảm 14%; Vi khuẩn tổng số giảm 8,9%. Các enzyme hữu ích của đất làm cho cây có thể hấp thụ chất dinh dưỡng cũng giảm mạnh. Acid Phosphatase, chất góp phần hấp thu phosphate giảm 26,6%. Nitrogenase enzyme, chất giúp cố định đạm giảm 22,6%. Với tốc độ này thì 1 thập niên trồng cây biến đổi gen Bt có thể hủy hoại hoàn toàn kết cấu đất, làm cho nó không thể sản xuất ra lương thực.

Cây trồng biến đổi gen tiềm ẩn ảnh hưởng bất lợi tới sức khỏe con người và vật nuôi

Công nghệ gen vốn đã không an toàn. Dựa trên niềm tin rằng mỗi gen chỉ mang 1 tính trạng duy nhất, người ta cho rằng có thể truyền các tính trạng bằng cách truyền các gen đơn lẻ. Tuy nhiên, từ 2007 các nhà khoa học hàng đầu thế giới đã nhất trí rằng điều này hoàn toàn sai. Hiệu lực của mỗi gen được quyết định bởi sự tương tác với nhiều gen khác và với môi trường của chúng.

Công nghệ biến đổi gen thủ tiêu quá trình sinh sản tự nhiên, việc chọn tạo xuất hiện ở cấp độ tế bào đơn lẻ. Cơ chế này có tính đột biến cao và thường xuyên vượt khỏi giới hạn gen, tuy nhiên, không dễ gì đánh giá rủi ro của thực phẩm BĐG đối với sức khỏe con người. Rủi ro chỉ có thể nhận biết được trong dài hạn trong khi đó công nghệ mới chỉ được sử dụng trên 10 năm. Mặc dù vậy, nhiều nghiên cứu đã chứng minh thực phẩm BĐG có nguy cơ nghiêm trọng với sức khỏe về mặt độc tố, dị ứng, chức năng miễn dịch, sức khỏe sinh sản, chuyển hóa, v.v. Các bất ổn đáng kể về miễn dịch bao gồm bất ổn về sự phân bào liên quan đến bệnh hen, dị ứng và viêm nhiễm; sự thay đổi trong cấu trúc và chức năng gan, bao gồm sự chuyển hóa lipit và cacbonhydrat và thay đổi của tế bào dẫn tới đẩy nhanh quá trình lão hóa và tích tụ những loài phản ứng lại với oxy (ROS). Nghiên cứu của Pusztai, Ermakova, v.v đã chỉ ra mối liên hệ giữa thực phẩm biến đổi gen với khả năng vô sinh, sự còi cọc, tỷ lệ chết cao của con non; sự phát triển nhân tế bào biến thái và những biến dị tế bào khác; sự tổn hại trong đường ruột như tăng nhanh số lượng tế bào và phá vỡ hệ thống miễn dịch ruột; sự thay đổi của tuyến tụy, v.v.

Các nhà khoa học đã tìm thấy DNA của thực phẩm BĐG cho chuột có chửa ăn trong não của con chúng. DNA của thực phẩm BĐG cũng được tìm thấy trong máu, lá lách, gan và thận của lợn con được nuôi bằng ngô BĐG. Protein trừ sâu Cry1Ab cũng được phát hiện ở 94% mẫu máu của các bà mẹ, 80% mẫu máu của các bào thai và ở 69% mẫu máu kiểm tra của những phụ nữ không mang thai. Cry1Ab cũng được tìm thấy trong dạ dày-ruột của động vật ăn ngô BĐG. Điều này dấy lên quan ngại rằng độc tố có thể không được loại bỏ hoàn toàn ở người và sử dụng thịt nhiễm độc tố có thể tiềm ẩn rủi ro cao.

Vì sao cây trồng BĐG vẫn được chấp nhận và phát triển mạnh bất chấp nhiều cảnh báo?

Cây BĐG là sản phẩm độc quyền của các công ty xuyên quốc gia. Hàng năm các sản phẩm này góp phần mang lại cho các công ty này hàng chục tỷ đô la doanh thu và hàng tỷ đô la lợi nhuận. Năm 2010 doanh thu bán hàng ròng của Monsanto là 10,5 tỷ USD, của Syngenta là 11,6 tỷ; lợi nhuận ròng của Monsanto là 1,1 tỷ, của Syngenta là 1,4 tỷ USD. Cây BĐG giúp cho các công ty này tối đa hóa lợi nhuận bằng cách làm cho nông dân ngày càng phụ thuộc vào họ. Khoản thu nhập hấp dẫn do cây trồng biến đổi gen mang lại khiến các công ty này không từ thủ đoạn để thuyết phục, gây sức ép, thậm chí mua chuộc các nước đưa chúng vào sản xuất đại trà.

Dưới sức ép và sự vận động hành lang của Monsanto chính phủ Mỹ đã quyết định cấm dán nhãn các sản phẩm "phi BĐG". Việc cấm dán nhãn đồng nghĩa rằng người tiêu dùng không biết bao nhiêu trong số khẩu phần ăn của họ có chứa BĐG. Điều này cũng có nghĩa nhiều bác sỹ cũng không thể biết liệu có mối liên hệ nào đó giữa thực phẩm BĐG với bệnh tật ở người.

Trong khi những khoản lợi nhuận hấp dẫn làm mờ mắt các công ty, các nghiên cứu về an toàn của sản phẩm biến đổi gen vẫn còn hời hợt. Thay vì sử dụng vật nuôi còn non là những con nhạy cảm hơn, Các nhà nghiên cứu của Monsanto đã sử dụng những con trưởng thành, pha loãng đậu tương BĐG tới 12 lần, sử dụng quá nhiều protein, không bao giờ cân các bộ phận và bỏ qua những khác biệt về dinh dưỡng, ví dụ họ báo cáo chất gây dị ứng, chất ức chế trypsin tăng có 27% trong khi số liệu phát hiện ra tăng con số lên 3 hoặc 7 lần sau khi đậu tương được nấu.

Những nhà khoa học phát hiện ra bằng chứng buộc tội hay thậm chí thể hiện mối quan tâm về công nghệ thường bị sa thải, đe dọa, tước bỏ trách nhiệm hoặc khiển trách. Khi vấn đề xảy ra chúng không được tiếp tục nghiên cứu. Bất chấp thực tế hàng ngày có hàng triệu người ăn thực phẩm biến đổi gen, không có những phân tích thỏa đáng về sinh hóa, miễn dịch, bệnh lý mô, chức năng ruột, gan, thận, còn những nghiên cứu về thức ăn cho động vật thì quá ngắn để có thể phân tích thỏa đáng về ung thư, vấn đề sinh sản hay ảnh hưởng tới thế hệ sau.

2. Có nên trồng ngô biến đổi gen ở Việt Nam?

Những người ủng hộ ngô biến đổi gen (BĐG) cho rằng nếu trồng ngô BĐG Việt Nam sẽ không phải nhập và sẽ tiết kiệm được khoảng nửa triệu USD mỗi năm. Tuy nhiên lý do này không thực tế. Hiện tại hàng năm Việt Nam trồng khoảng 1 triệu ha ngô, cho sản lượng khoảng 4,5 triệu tấn và lượng thiếu hụt phải nhập khoảng trên dưới 1 triệu tấn. Khả năng mở rộng thêm diện tích là rất ít vì ở những diện tích còn lại ngô khó cạnh tranh nổi với cây trồng khác. Để thay thế nhập khẩu, năng suất bình quân của ngô BĐG phải cao hơn ngô thường ít nhất 2 lần. Điều này khó xảy ra nếu không nói là không thể.

Khảo nghiệm trên diện rộng các giống ngô chuyển gen tại Hưng Yên, Sơn La, Vĩnh Phúc, Nghệ An, Đăk Lăk, Đồng Nai và Bà Rịa Vũng Tàu cho thấy, tại những điểm có áp lực sâu tự nhiên lớn như Vĩnh Phúc, giống ngô chuyển gen có năng suất cao hơn từ 17% - 35%. Tại những nơi áp lực sâu đục thân thấp, năng suất của ngô biến đổi gen không khác biệt, thậm chí sâu bệnh ở các ruộng ngô biến đổi gen còn có phần nhiều hơn. Các giống ngô lai truyền thống ở những vùng có điều kiện thâm canh tốt ở Sơn La cũng đã đạt năng suất từ 8 đến 10 tấn, thậm chí có nơi đạt 12 tấn/ha.

Ngay cả ở những nơi có năng suất khác biệt như Vĩnh Phúc, mức tăng năng suất như vậy sẽ không thể bù đắp cho mức tăng giá giống lên tới từ 2 đến 5 lần. Thực tế cho thấy, ở những vùng mà sâu bệnh không phải là vấn đề lớn thì việc đưa ngô BĐG vào là không có ý nghĩa về kinh tế. Ngoài ra, cây BĐG đòi hỏi trình độ kỹ thuật và chi phí cao hơn trong khi phần khá lớn diện tích ngô hiện đang được trồng ở vùng cao, phụ thuộc vào nước trời, nơi trình độ dân trí và khả năng tiếp thu khoa học công nghệ cũng như năng lực tài chính còn rất hạn chế. Nếu không có hỗ trợ của nhà nước chắc chắn nông dân sẽ không chấp nhận ngô BĐG. Ý tưởng sử dụng giống BĐG để sản xuất ngô thay thế nhập khẩu bằng mọi giá đồng nghĩa với việc dùng thuế của người dân để tài trợ cho các công ty xuyên quốc gia chiếm lĩnh thị trường hạt giống ngô trong nước. Hiện tại đây không phải là cách làm tốt do ngành công nghệ sinh học của Việt Nam quá yếu để có thể sau vài năm chủ động sản xuất được giống đáp ứng nhu cầu trong nước.

Phát triển ngô BĐG không những không giải quyết được vấn đề thiếu ngô cho chăn nuôi mà còn làm nông dân ngày càng phải phụ thuộc vào các công ty giống. Hiện tại Monsanto đã đăng ký bản quyền và nắm trong tay hơn 11,000 hạt giống trên thế giới. Nông dân phải ký hợp đồng với Monsanto trong đó qui định chỉ được sử dụng thuốc Roundup và phải mua hạt giống mới mỗi vụ. Theo phán quyết của Tòa án Tối cao Mỹ, bất cứ nông trại nào bị nhiễm giống của Monsanto đều là vi phạm và phải tiêu hủy hết tất cả hạt giống trên đó. Từ năm 1998-2000, Monsanto đã kiện 9.000 nông dân và buộc tội họ ăn cắp hạt giống BĐG của Monsanto. Tất cả nông dân này sau đó "bắt buộc" phải dùng giống của Monsanto vì giống của họ đã bị tiêu hủy sạch và nếu không dùng giống của Monsanto thì cũng lại bị nhiễm và lại phải ra tòa. Ngoài ra cùng với việc đưa cây BĐG vào sản xuất đại trà việc cung ứng giống truyền thống sẽ ngày một ít đi khiến nông dân phải mua giống BĐG dù muốn hay không. Điều này chắc chắn sẽ xảy ra như đã xảy ra với trường hợp giống lai hiện nay (gồm các giống lai F1 và giống cải tiến).

Giá giống tăng và nhu cầu sử dụng thuốc để kiểm soát cỏ tăng làm giảm lợi nhuận. Vì thu nhập giảm, nông dân có ít tiền hơn để đầu tư cho sự bền vững của nông trại. Và vì lợi nhuận của các công ty giống tiếp tục tăng, họ sẽ quyết tâm và có khả năng tiếp tục khai thác công nghệ sinh học để tăng lợi nhuận, đồng thời kiểm soát cả về kinh tế và chính trị mục tiêu thu hút đầu tư vào khâu giống cây trồng.

Việt Nam là nước xuất khẩu ròng nhiều mặt hàng nông sản. Lượng xuất khẩu rất cao nhưng giá trị thu về thuộc loại thấp nhất thế giới. Việt Nam luôn phải đối mặt với nghịch lý được mùa thì mất giá và được giá thì mất mùa. Nếu phát triển ngô biến đổi gen những cây trồng có lợi thế so sánh và là nguồn thu ngoại tệ chủ yếu như cà phê, gạo, hạt tiêu, điều, v.v. rất có thể bị một số nước nhập khẩu từ chối. Nếu không muốn để bị nhiễm, chi phí cho cách ly sẽ rất tốn kém, chưa kể người trồng phải gánh thêm chi phí phân tích, giá sẽ rẻ hơn nếu bị nhiễm. Mới đây Nhật bản đã từ chối sản phẩm bánh phở của Công ty Cổ phần Thực phẩm Bích Chi vì phát hiện có chất BĐG trong sản phẩm. Vụ việc này còn đang chờ kết quả điều tra khẳng định lại, tuy nhiên nó cho thấy nguy cơ tiềm ẩn mới cho ngành xuất khẩu của Việt nam.

Ở Việt Nam thời gian qua, Bộ Nông nghiệp & PTNT đã cấp giấy phép khảo nghiệm hạn chế và khảo nghiệm diện rộng cho 3 Công ty: Monsanto Thái Lan với 3 giống ngô chuyển gen gồm MON 89034; NK 603 và MON 89034 x NK 603; Syngenta Việt Nam với 2 giống ngô chuyển gen BT 11 và GA 21; Công ty TNHH Pioneer Hi-Bred Việt Nam với 1 giống ngô chuyển gen TC1507. Việc khảo nghiệm được thực hiện trong 2 vụ trên diện hẹp và 1 vụ trên diện rộng chưa đủ cơ sở để kết luận ngô BĐG có an toàn hay không, tuy nhiên đây lại là cơ sở gần như là duy nhất để các bộ ngành dựa vào đó và ra quyết định có cho phép sản xuất đại trà, dùng làm thức ăn chăn nuôi hay thực phẩm.

Ngoài ra trình độ hạn chế của cán bộ tham gia khảo nghiệm cũng là một vấn đề cần lưu ý. Trong khi mục tiêu của khảo nghiệm trên diện rộng giống ngô BĐG hiện nay mới chỉ gói gọn trong khuôn khổ đánh giá tính an toàn đối với đa dạng sinh học và môi trường thì báo cáo kết quả khảo nghiệm giống ngô BĐG của Monsanto tại Vĩnh Phúc mặc dù không hề có thông tin gì về giá các loại đầu vào, đầu ra lại kết luận về hiệu quả kinh tế. Hơn nữa, kết luận trong báo cáo này chưa xác đáng khi so sánh khập khiễng giữa năng suất của ngô biến đổi gen có hai tính trạng kháng sâu và kháng thuốc diệt cỏ với năng suất của ngô đối chứng không được phun thuốc sâu và làm cỏ. Trong khi đó, thực tế năng suất của giống ngô đối chứng không biến đổi gen được phun thuốc diệt cỏ kết hợp với làm cỏ bằng tay và phun thuốc sâu cũng tương đương, thậm chí cao hơn năng suất của ngô BĐG thì đã bị cố tình phớt lờ.

Thực tế trồng bông Bt hơn một thập niên qua cũng đã có thể khẳng định rằng không nên trồng cây BĐG ở Việt Nam. Tại Việt Nam, bông Bt được đưa vào sản xuất đại trà từ năm 1999. Tuy nhiên, từ đó đến nay diện tích bông không những không tăng lên mà còn giảm đi một cách thảm hại. Trước kia diện tích bông cả nước đã có lúc đạt tới 32 ngàn ha nay chỉ còn khoảng 5-6 ngàn ha. Nếu như bông Bt tốt như những gì người ta nói thì tại sao diện tích lại teo đi nhiều đến như vậy? Thực tế cho thấy, trong khi giống bông địa phương kháng rầy xanh và bọ phấn trắng thì bông Bt bị nhiễm rầy xanh nặng và phải phun thuốc ngay từ đầu, nếu không sẽ nhiễm bước 2 là rệp (Aphids). Do phải xịt nhiều lần nên bùng phát nạn sâu xanh và sâu khoang. Khó khăn trong việc kiểm soát sâu bệnh hại cộng với chi phí đầu vào gia tăng mạnh trong khi năng suất tăng không đáng kể làm cho bông Bt không thể cạnh tranh với các cây trồng khác.

3. Kết luận

Cây trồng biến đổi gen không làm tăng năng suất đáng kể, không giúp giảm chi phí và cũng không an toàn với môi trường, với sức khỏe con người như những gì ngành công nghệ sinh học tuyên truyền. Trước mắt cây biến đổi gen chưa phải là giải pháp tối ưu để đảm bảo nguyên liệu cho ngành thức ăn chăn nuôi thay thế nhập khẩu, càng không phải là giải pháp hữu hiệu để giảm nghèo bền vững và đảm bảo an ninh lương thực. Phát triển cây biến đổi gen chỉ càng làm cho nông dân phụ thuộc hơn vào các công ty giống, trong khi các công ty giống sẽ có khả năng kiểm soát cả về kinh tế và chính trị mục tiêu thu hút đầu tư vào khâu giống cây trồng.

Lê Thị Phi Vân -Viện Chính sách, Chiến lược Phát triển NNNT

Tài liệu tham khảo
Abdul Quayum and Kiran Sakkhari, 2005. Bt cotton in Andhra Pradesh. A three year assessment.
Báo cáo tài chính 2010 của các công ty Monsanto và Syngenta.
Charle Benbrook, 2009. Impact of generally engineered crops on pesticide use in the United States: the first thirteen years.
Charles Benbrook, 2009. The magnitude and impact of the biotech and organic seed price premium.
Christoph Then, 2010. New pest in crop caused by large scale cultivation of Bt corn
Công văn số 3300/BNN-VP về Kiểm tra sản phẩm gạo có chứa chất biến đổi gen
Friend of the Earth, 2006. Briefing GM animal feed.
Bruce E. Tabasnik et al, 2009. Field-Evolved Insect Resistance to Bt Crops: Definition, Theory and data.
Genetically Modified Foods Position Paper AAEM. ttp://www.aaemonline.org/gmopost.html
Glenn David Stone, 2010. Field versus Farm in Warangal: Bt cotton, higher yields and larger questions
http://tintuc.xalo.vn/00-1285580921/Cuoi_nam_2012_VN_se_co_cay_ngo_chuyen_gen.html
http://abcnews.go.com/WN/pig-weed-threatens-agriculture-industry-overtaking-fields-crops/story?id=8766404
http://www.newsmaxhealth.com/headline_health/genetically_modified_food/2010/01/15/308880.html
http://indiatoday.intoday.in/story/toxin-from-gm-crops-found-in-human-blood/1/137728.html
http://nguoinoitieng.blognhanh.com/2011/11/monsanto-cac-san-pham-ai-hoa-cho-gioi.html
http://www.treehugger.com/files/2011/08/early-sign-end-of-bt-corn-may-be-upon-us.php
ISIS Report 06/01/10. Farmer suicides and Bt cotton nightmare unfolding in India
ISIS Report 01/02/10. GM Crops Facing Meltdown in the USA
ISIS Report 23/02/09. Monsanto's Bt Cotton Kills the Soil as Well as Farmers
F. William Engdahl, 2011. Seeds of Destruction: The Hidden Agenda of Genetic Manipulation
F. William Engdahl, 2010. GMO Crop Catastrophe in USA a lesson for World
Monsanto biotech corn not killing pests, research finds. GEORGINA GUSTIN, St Louis Post Dispatch, September 2 2011. http://www.stltoday.com/business/local/article_48721bc6-38cb-5cf0-aae1-2b1a7e85cea5.html
Yanhui Lu et al. Mirid bug outbreaks in multiple crops correlated with wide scale adoption of Bt cotton in China. www.sciencemag.org; Science vol. 328, May 28, 2010.
Cao Thị Mai, 2011. Kết quả khảo nghiệm ngô biến đổi gen MON89034 và MON89034xNK603

Bài lấy từ nguồn:
https://vi.sott.net/article/1310-Bao-cao-ve-cay-trong-bien-doi-gen-o-Viet-Nam-Nguy-hai-du-duong-loi-khong-thay-dau

Xem Video:

https://youtu.be/hU9a70eWdyg