Thứ Hai, 31 tháng 10, 2016

NHỮNG HIỂU LẦM VỀ ĐẠO PHẬT


Đạo Phật ngày càng suy đồi, tha hoá, “mạt pháp”, nguyên nhân thì nhiều, nhưng đôi khi vì trong giới tu sĩ và cư sĩ không trang bị đủ kiến thức của giáo pháp như thực - tức là giáo pháp cội rễ - mà chỉ chạy theo cành, nhánh, ngọn lắm hoa và nhiều trái. Từ đấy, khó phân biệt đâu là đạo Phật chân chánh, đâu là đạo Phật đã bị biến chất, chạy theo thị hiếu dung thường của thế gian. Đôi nơi đạo Phật còn bị trộn lẫn với tín ngưỡng duy linh và cả tín ngưỡng nhân gian nữa... Nhiều lắm, không kể xiết đâu.
Với cái nhìn “chủ quan” của một tu sĩ Theravāda, tôi xin mạo muội liệt kê ra đây những hiểu lầm tai hại và rất phổ biến của Phật giáo trong và ngoài nước để chư vị thức giả cùng thấy rõ như thực:
1 - Tôn giáo
Đạo Phật có những sinh hoạt về tôn giáo nhưng đạo Phật không phải là tôn giáo, vì đạo Phật không có một vị thượng đế tối cao hoá sinh muôn loài và có quyền ban thưởng, phạt ác.
2 - Tín ngưỡng: 
Đạo Phật có những sinh hoạt tín ngưỡng nhưng đạo Phật không phải là tín ngưỡng để mọi người đến van vái, cầu xin những ước mơ dung tục của đời thường.
3 - Triết học: 
Đạo Phật có một hệ thống tư tưởng được rút ra từ Kinh, Luật và Abhidhamma, được gọi là “như thực, như thị thuyết” chứ không phải là một bộ môn triết học “chia” rồi “chẻ”, “phán” rồi “đoán” như của Tây phương.
4 - Triết luận: 
Đạo Phật có tuệ giác để thấy rõ Cái Thực chứ không sử dụng lý trí phân tích, lý luận. Còn triết, còn luận là vì chưa thấy rõ Cái Thực. Đạo Phật là đạo như chơn, như thực. Kinh giáo của đức Phật luôn đi từ cái thực cụ thể để hướng dẫn mọi người tu tập, nó không có triết, có luận đâu. Ngay “thiền” mà còn “luận”(thiền luận) là đã đánh mất thiền rồi.
5 - Từ thiện xã hội: 
Đạo Phật có những sinh hoạt từ thiện xã hội nhưng không coi từ thiện xã hội là tất cả, để hy sinh cuộc đời đầu tròn, áo vuông một cách uổng phí. Đạo Phật còn có những sinh hoạt cao cả hơn: Đó là giáo dục, văn hoá, nghệ thuật, tu tập thiền định và thiền tuệ nữa. Từ thiện xã hội thì ai cũng làm được, thậm chí người ta còn làm tốt hơn cả Phật giáo, ví dụ như Bill Gates. Còn giáo dục, văn hoá, nghệ thuật của đạo Phật là nền tảng Mỹ Học viết hoa (nội hàm các giá trị nhân văn, nhân bản) mà không một tôn giáo, môt chủ nghĩa, một học thuyết nào trên thế gian có thể so sánh được. Và đây mới là sự phụng hiến cao đẹp của đạo Phật cho thế gian. Còn nữa, nếu không có tu tập thiền định và thiền tuệ thì mọi hình thái sinh hoạt của đạo Phật, xem ra không phải là của đạo Phật đâu!
6 - Cực lạc, cực hạnh phúc: 
Đạo Phật có nói đến hỷ, lạc trong các tầng thiền; có nói đến hạnh phúc siêu thế khi ly thoát tham sân, khổ lạc (dukkha), phiền não của thế gian - chứ không có một nơi chốn cực lạc, cực hạnh phúc được phóng đại như thế.
7 - Tám vạn bốn ngàn pháp môn: 
Đạo Phật có nói đến 8 vạn 4 ngàn pháp uẩn (dhammakhandha) chứ không nói đến 8 van 4 ngàn pháp môn (dhammadvāra). Uẩn (khandha) ngoài nghĩa che lấp, che mờ và nghĩa chồng lên, chồng chất, còn có nghĩa là nhóm, liên kết, tập hợp ví như Giới uẩn (nhóm giới), Định uẩn (nhóm định), Tuệ uẩn (nhóm tuệ). Do từ uẩn (khandha) lại dịch lệch ra môn - cửa (dvāra), pháp môn nên ai cũng tưởng là có 8 vạn 4 ngàn pháp môn, tu theo pháp môn nào cũng được! Ai là người có thể đếm đủ 8 vạn, 4 ngàn cửa pháp này? Còn nữa, xin lưu ý, 8 vạn 4 ngàn chỉ là con số tượng trưng, có nghĩa là nhiều lắm, đếm không kể xiết theo truyền thống tôn giáo và tín ngưỡng Ấn Độ cổ. Ví dụ 84 ngàn lỗ chân lông, 84 ngàn vi trùng trong một bát nước, 84 ngàn phiền não, 84 ngàn cách tu...
8 - Xin xăm, bói quẻ, cầu sao, giải hạn, xem ngày giờ tốt xấu:
Những hình thức này không phải của đạo Phật. Trong kinh tụng Pāli có đoạn: “Sunakkhataṃ sumaṅgalaṃ supabhātaṃ suhuṭṭhitaṃ, sukhno ca suyiṭṭaṃ brahmacārisu. Padakkhinaṃ kāyakammaṃ vācākammaṃ padakkhinaṃ padakkhinaṃ manokammaṃ paṇidhī te padakkhinā...”
Có nghĩa là: Giờ nào (chúng ta) thực hành thân, khẩu, ý trong sạch; giờ đó được gọi là vận mệnh tốt, là giờ tốt, là khắc tốt, là canh tốt... Ngày đó gọi là có nghiệp thân phát đạt, nghiệp khẩu phát đạt, nghiệp ý phát đạt. Và nguyện vọng theo đó được gọi là nguyện vọng phát đạt. Người tạo nghiệp thân, nghiệp khẩu, nghiệp ý phát đạt như thế rồi sẽ được những lợi ích phát đạt (chữ phát đạt có thể có thêm nghĩa nhiêu ích).
9 - Định mệnh:
Đạo Phật có nói đến nghiệp, đến nhân quả nghiệp báo chứ không hề nói đến định mệnh. Theo đó, gây nhân xấu ác thì gặt quả đau khổ, gây nhân lành tốt thì gặt quả an vui - chứ không phải “cái tơ cái tóc cũng do trời định” như định mệnh thuyết của Khổng Nho hoặc định mệnh 4 giai cấp của Bà-la-môn giáo.
10 - Siêu độ, siêu thoát:
Không có bài kinh nào, không có uy lực của bất kỳ ông sư, ông thầy nào có thể tụng kinh siêu độ, siêu thoát cho hương linh, vong linh, chân linh cả. Thời Phật tại thế, nếu có đến nơi người mất, chư tăng chỉ đọc những bài kệ vô thường, khổ và vô ngã để thức tỉnh người sống; và hiện nay các nước Phật giáo Theravāda còn duy trì.
Có thể có hai trường hợp:
- Nếu vừa chết lâm sàng thì thần thức người chết vẫn còn. Vậy có thể đọc kinh, mở băng kinh, chuông mõ, hương trầm... để “thần thức người chết” hướng về điều lành... để thần thức tự tạo “cận tử nghiệp” tốt cho mình.
- Nếu thần thức đã lìa khỏi thân rồi – thì họ đã tái sanh vào cõi khác rồi, ngay tức khắc. Khi ấy thì gia đình làm phước để chư tăng tụng kinh hồi hướng phước ấy cho người đã mất.
Cả hai trường hợp trên đều không hề mang ý nghĩa siêu độ, siêu thoát mà chỉ có ý nghĩa gia hộ, gia niệm, gia lực mà thôi. Tu dựa vào tha lực cũng tương tự như vậy, nhưng cuối cùng cũng phải tự lực: “Tự mình thắp đuốc mà đi, tự mình là hòn đảo của chính mình”.
Chư thiên chỉ có khả năng hoan hỷ phước và báo truyền thông tin ấy cho người quá vãng mà thôi. Họ không có uy lực ban phước lành cho ai cả.
11 - Huyền bí, bí mật: 
Giáo pháp của đức Phật không có cái gì được gọi là huyền bí, bí mật cả. Đức Phật luôn tuyên bố là “Như Lai thuyết pháp với bàn tay mở ra”; có nghĩa là Ngài không có pháp nào bí mật để giấu kín cả!
12 - Tâm linh: 
Ngày nay, người ta tràn lan lễ hội, tràn lan mọi loại điện thờ với những hình thức mê tín, dị đoan, sa đọa văn hoá... mà ở đâu cũng rêu rao là các giá trị tâm linh. Đạo Phật không hề có các kiểu tâm linh như vậy. Thuật ngữ tâm linh này được du nhập từ Trung Quốc. Và rất tiếc, tôi không hề tìm ra nguồn Phật học Pāli hay Sanskrit có từ nào tương thích với chữ “linh” này cả!
13 - Niết-bàn:
Nhiều người tưởng lầm Niết-bàn là ở một cõi nào đó, một nơi chốn nào đó; thậm chí là ở một thế giới ở ngoài thế gian này. Người nào tìm kiếm Niết-bàn kiểu ấy, thuật ngữ thiền tông có cụm từ “lông rùa, sừng thỏ” như ngài Huệ Năng đã nói rõ:
“Phật pháp tại thế gian.
Bất lý thế gian giác.
Ly thế mịch bồ-đề.
Cáp như tầm thố giác”.
Thố giác là sừng thỏ. Và giác ngộ cũng vậy, chính ở trong khổ đau, phiền não mới giác ngộ bài học được.
14 - Bỏ khổ, tìm lạc: 
Tu Phật không phải là bỏ khổ, tìm lạc. Xin lưu ý cho: Khổ và Lạc chính là căn bản của phiền não!
15 - Tu để được cái gì! 
Có nhiều người nghĩ rằng, tu là để được cái gì đó. Xin thưa, được cái gì là sở đắc. Ai sở đắc? Chính là bản ngã sở đắc. Đạo Phật là vô ngã.
16 - Tu là sửa:
Nếu tu là sửa thì mình đã từ “cái ta này” biến thành “cái ta khác”. Nếu tu là không sửa thì cứ để nguyên trạng tham sân si như vậy hay sao? Xin thưa, sửa hay không sửa đều trật. Đạo Phật quan trọng ở Cái Thấy! Có Cái Thấy mới nói đến giác ngộ và giải thoát. Không có Cái Thấy này thì tu kiểu gì cũng trệch hướng hoặc rơi vào phước báu nhân thiên.
17 - Vía: Đạo Phật không có vía nào cả. Vía, hồn, phách là quan niệm của nhân gian. Ví dụ, ba hồn bảy vía. Ví dụ, nam thất, nữ cửu – nam bảy vía, nữ chín vía. Nếu là nam thất, nữ cửu thì nó trùng với nam 7 khiếu, nữ 9 khiếu. Vía là phần hồn. Không có cái hồn, cái linh hồn tự tồn tại nếu không có chỗ nương gá. Vía không độc lập được. Như danh (phần tâm) và sắc (phần thân) - chúng luôn nương tựa vào nhau. Chỉ có năng lực thiền định mới tạm thời tách lìa danh ra khỏi sắc, như cõi trời Vô tưởng của tứ thiền. Tuy nhiên, cõi trời Vô tưởng hữu tình này không phải là không có danh tâm mà chúng ở dạng tiềm miên. Còn các cõi trời Vô sắc thì sắc không phải là không có, chúng cũng ở dạng tiềm miên. Thật đáng phàn nàn, Phật và Bồ-tát đều có “vía” cả! Và cũng thật là“đau khổ” khi trong lễ an vị Phật, người ta còn hô “Thần nhập tượng” nữa chứ!
18 - Bồ-tát:
 Bồ-tát là âm của chữ Bodhisatta: Chúng sanh có trí tuệ. Vậy, chúng ta tạm thời bỏ quên “khái niệm Bồ-tát” quen thuộc trong kinh điển mà trở về với nghĩa gốc là “chúng sanh có trí tuệ”. Và như vậy, sẽ có hạng chúng sanh có trí tuệ với nguyện lực Thanh Văn; chúng sanh có trí tuệ với nguyện lực Độc Giác; chúng sanh có trí tuệ với nguyện lực Chánh Đẳng Giác. Ngoài 3 loại chúng sanh có trí tuệ trên – không có loại chúng sanh có trí tuệ nào khác.
19 - Phật: 
Phật là âm của chữ Buddha, nghĩa là Bậc đã Giác ngộ. Vậy chúng ta nên tạm thời bỏ quên “khái niệm Phật” từ lâu đã mọc rễ trong tâm thức mà trở về nghĩa gốc là Bậc Giác ngộ. Vậy người nào giác ngộ do nghe pháp từ bậc Chánh Đẳng Giác thì được gọi là Thanh Văn Giác, người nào giác ngộ do tự mình tu tập vào thời không có đức Chánh Đẳng Giác, được gọi là Độc Giác. Có vị giác ngộ do trọn vẹn 30 ba-la-mật, trọn vẹn minh và hạnh nên gọi là Chánh Đẳng Giác. Không có vị Giác ngộ (Phật) nào ngoài 3 loại Giác ngộ trên.
20 - Thể nhập:
Tu là không thể nhập vào cái gì cả. Thể nhập là bỏ cái ngã này để nhập vào cái ngã khác. Cái ngã khác ấy có thể là dòng sông, có thể là ngọn núi, có thể là một cội cây, có thể là một thần linh, thượng đế. Cái cụm từ “thể nhập pháp giới” rất dễ bị hiểu lầm. Khi đi phải chánh niệm, tỉnh giác trọn vẹn với cái đi; Khi nói phải chánh niệm, tỉnh giác trọn vẹn với cái nói; Khi ăn phải chánh niệm, tỉnh giác trọn vẹn với cái ăn – thì đấy mới đúng nghĩa “thể nhập pháp giới”, ngay giây khắc ấy, mọi tham sân, phiền não không có chỗ để phân duyên, sanh khởi.
Ngoạ Tùng Am, Sơ Xuân 2015
Minh Đức Triều Tâm Ảnh
(Tỳ khưu Giới Đức)

Chủ Nhật, 30 tháng 10, 2016

Đậu nành, ngô biến đổi gen (GMO) giấu mặt tràn ngập thị trường Việt Nam

Chí Nhân
© Chí Nhân / Thanh Niên
Các sản phẩm đậu nành nhập khẩu được bán trên đường Trần Chánh Chiếu, Q.5 Hiện nay thực phẩm biến đổi gien (GMO) tràn ngập thị trường VN, bất kỳ ai cũng có thể đang sử dụng thực phẩm này hằng ngày mà không biết.

Theo báo cáo của Bộ NN-PTNT, khối lượng đậu nành nhập khẩu từ tháng 1 đến tháng 9.2015 đạt gần 1,2 triệu tấn, giá trị nhập khẩu đạt 547 triệu USD, tăng 2,1% về khối lượng so với cùng kỳ năm 2014. Đậu nành được nhập chủ yếu từ Mỹ, Canada, những nước đứng đầu thế giới về diện tích cây trồng cũng như xuất khẩu đậu nành, bắp biến đổi gien.

Nhập vào rồi... biến mất ?

Trong khi đó, ở đường Trần Chánh Chiếu, Q.5, TP.HCM là nơi tập trung các vựa bán ngũ cốc. Một chủ vựa ở đây cho biết, có 2 loại nội và ngoại. Đậu nành Phương Lâm của VN có giá 20.000 đồng/kg, đậu nành nhập khẩu của Mỹ có giá 15.000 đồng/kg và đậu nành Canada 20.000 đồng/kg. Lý giải về việc đậu nành Mỹ rẻ hơn tới 25% so với đậu nội, bà chủ vựa nói: "Bên đó người ta trồng được nhiều, năng suất cao nên giá rẻ hơn đậu nành ta. Nhưng muốn làm đậu hũ hoặc nấu sữa đậu thì nên mua đậu nành VN vì thơm và béo hơn". Bà chủ vựa cũng cho biết cả 2 loại đều bán được, có người mua loại này, người mua loại kia, cũng có người mua 2 - 3 loại về pha trộn với nhau. Quan sát bằng mắt thường có thể thấy, hạt đậu nành nhập khẩu từ Mỹ, Canada to hơn đậu ta dù đậu nành Phương Lâm cũng đều hạt, óng vàng rất bắt mắt.

Một chủ vựa khác chào chúng tôi giá thấp hơn, đậu nành Mỹ chỉ 14.000 đồng/kg, đậu Canada và VN đồng giá 18.000 đồng/kg. Chủ vựa này cũng khuyên nếu mới ra nghề nấu sữa, muốn giữ khách thì nên mua đậu nành VN vì chất lượng thơm ngon hơn hẳn đậu nành ngoại. "Chỉ có mấy người nấu sữa bán ở các khu công nghiệp thì thường mua đậu nành nhập khẩu vì giá mềm hơn, người này nói. Hầu hết các chủ vựa đều không biết và không quan tâm đến thực phẩm biến đổi gien.

Nghịch lý là nguyên liệu biến đổi gien tràn ngập thị trường nhưng chưa có một loại thực phẩm nào ghi nhãn GMO. Tại chợ thực phẩm An Đông, một chị bán đậu hũ đon đả mời chúng tôi mua đậu với giá 3.000 đồng/miếng. Khi chúng tôi hỏi đậu hũ này làm từ đậu nành VN hay đậu nhập? Chị trả lời đó là đậu VN vì "chỉ có mấy công ty họ mới có khả năng nhập đậu về sản xuất đóng gói thôi". Bước vào một siêu thị lớn gần đó, riêng mặt hàng đậu hũ có đến hàng chục loại khác nhau như đậu hũ tươi, đậu hũ trứng, đậu hũ gấc, đậu hũ hạt sen, đậu hũ nấm... nhưng chỉ có một sản phẩm duy nhất trên bao bì ghi "làm từ 100% đậu nành VN". Các sản phẩm còn lại chỉ ghi thành phần nguyên liệu nhưng không có nguồn gốc xuất xứ của nguyên liệu. Tương tự, các sản phẩm sử dụng nguyên liệu chính là đậu nành như dầu ăn, nước tương, chao... ở hầu hết siêu thị, cửa hàng thực phẩm, chợ... đều không có nhãn GMO.

Tình trạng này phản ánh một thực tế là theo số liệu như đã nói ở trên thì đầu vào (nhập khẩu) có số lượng, thị trường có bán nhưng đầu ra (sản phẩm) thì không có, hàng triệu tấn nguyên liệu từ các quốc gia xuất khẩu, trồng cây biến đổi gien đã "biến mất" trong sự quản lý lỏng lẻo của chúng ta. 


Tràn ngập thị trường 

Trên thực tế, người VN ăn sản phẩm biến đổi gien mà không biết từ rất nhiều năm về trước. 

Từ năm 2010, Trung tâm tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3 (Quatest 3) thực hiện một khảo sát các mặt hàng nông sản nguyên liệu và một số sản phẩm chế biến lưu hành tại TP.HCM, kết quả có 111/323 (chiếm gần 34,4%) mẫu sản phẩm dương tính với promoter 35S hoặc terminator nos - một dạng biến đổi gien. Trong 111 mẫu nói trên, có 45 mẫu bắp, 29 mẫu đậu nành, 15 mẫu khoai tây, 10 mẫu cà chua... 

PV Thanh Niên đã liên hệ với Quatest 3 để biết thêm chi tiết thì được biết, Quatest 3 thực hiện khảo sát theo đơn đặt hàng của Sở Khoa học - Công nghệ TP.HCM, từ đó đến nay chưa có nghiên cứu nào mới hơn. 

Để xác thực câu chuyện thức ăn chăn nuôi của VN phần lớn sử dụng sản phẩm biến đổi gien, chúng tôi đã phỏng vấn lãnh đạo của một trong những nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu VN có đủ các dòng sản phẩm cho gia súc, gia cầm, thủy sản. Vị này cho biết: Công ty ưu tiên sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước nhưng các mặt hàng bắp, đậu nành của VN chỉ đáp ứng được 50% nhu cầu, số còn lại buộc phải nhập khẩu, đặc biệt là bã đậu nành. 

Khi chúng tôi đề cập đến nguồn gốc hàng nhập khẩu, vị này thừa nhận, công ty nhập các nguyên liệu này từ Brazil, Argentina hay Mỹ... là những nước cho phép trồng GMO. "VN gần đây cũng cho phép sử dụng một số sản phẩm GMO làm thực phẩm và thức ăn chăn nuôi cũng như cho trồng GMO", lãnh đạo doanh nghiệp này phân bua. Điều này trùng khớp với thống kê của Bộ NN-PTNT, trong 9 tháng đầu năm nay VN đã nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu đạt 2,59 tỉ USD, tăng 3,9% so với cùng kỳ năm 2014. Thị trường nhập khẩu chính của nhóm mặt hàng này là Argentina chiếm 42% thị phần, Mỹ chiếm 14,4%, Brazil chiếm 7,8%. Bên cạnh đó là nhập khẩu bắp đạt trên 4,6 triệu tấn, đạt kim ngạch trên 1 tỉ USD. Brazil và Argientina là hai thị trường nhập khẩu chính của mặt hàng này, chiếm lần lượt là 48,1% và 46,6% tổng giá trị nhập khẩu. 

Thời điểm đầu năm, trong cuộc gặp gỡ các doanh nhân Việt kiều, lãnh đạo Bộ NN-PTNT cũng khẳng định, mỗi năm VN nhập khẩu hàng triệu tấn bắp, đậu nành và khô dầu đậu nành từ Mỹ, Brazil, Argentina... về để chế biến thức ăn gia súc và làm thực phẩm. 

TS Nguyễn Quốc Vọng, chuyên gia của Bộ Nông nghiệp Úc - giảng viên Đại học RMIT Việt Nam, cho biết theo quy định của Bộ Nông nghiệp Mỹ, khi con vật ăn thực phẩm biến đổi gien thì con vật đó cũng bị xem là sinh vật biến đổi gien. Như vậy, rất nhiều sản phẩm, từ những ly sữa đậu nành, miếng đậu hũ, chén nước tương, chao, chai dầu ăn... cho đến miếng thịt heo, thịt bò, tôm, cá... đang lưu hành trên thị trường mà chúng ta ăn hằng ngày đều có thể là thực phẩm biến đổi gien. Chỉ có điều, nó không được ghi trên nhãn mác nên người tiêu dùng rơi vào tình trạng, ăn mà không biết. 

Thực phẩm biến đổi gien vẫn còn là một câu chuyện gây tranh cãi trên toàn thế giới về nhiều mặt, đặc biệt là tính an toàn của nó đối với sức khỏe con người. Ở các nước cho phép sử dụng sản phẩm biến đổi gien làm thực phẩm cho con người đều kèm theo quy định bắt buộc phải dán nhãn GMO lên sản phẩm để người tiêu dùng thực hiện quyền được lựa chọn. Tuy nhiên ở VN câu chuyện hoàn toàn khác, dù từ tháng 8.2014, Bộ NN-PTNT đã chính thức cho phép sử dụng bắp biến đổi gien làm thực phẩm và thức ăn chăn nuôi.

Nhận xét: Thực phẩm biến đổi gen là thứ cực kỳ độc hại cho sức khỏe. Điều tai hại là như bài viết này cho thấy, không thể biết các sản phẩm đậu nành trên thị trường Việt Nam có phải được làm từ thực phẩm biến đổi gen hay không. Với một nguồn thực phẩm như vậy, không có gì đáng ngạc nhiên khi sức khỏe người Việt ngày càng đi xuống.

Thứ Năm, 27 tháng 10, 2016

Vì sao ở hiền không gặp lành mà toàn đau khổ?

***** Nếu một người trong lòng cảm thấy khổ, điều đó nói lên rằng trong tâm người này có tồn tại một điều ác tương ứng. Nếu một người trong nội tâm không có điều ác nào, như vậy, người này sẽ không có cảm giác thống khổ *****

Tôi đã tìm một người thầy thông thái và đạo hạnh xin chỉ bảo:

- Vì sao những người lương thiện như con lại thường xuyên cảm thấy khổ, mà những người ác lại vẫn sống tốt như vậy

Thầy hiền hòa nhìn tôi trả lời:

- Nếu một người trong lòng cảm thấy khổ, điều đó nói lên rằng trong tâm người này có tồn tại một điều ác tương ứng. Nếu một người trong nội tâm không có điều ác nào, như vậy, người này sẽ không có cảm giác thống khổ. Vì thế, căn cứ theo đạo lý này, con thường cảm thấy khổ, nghĩa là nội tâm của con có tồn tại điều ác, con không phải là một người lương thiện thật sự. Mà những người con cho rằng là người ác, lại chưa hẳn là người thật sự ác.

Một người có thể vui vẻ mà sống, ít nhất nói rõ người này không phải là người ác thật sự.


Có cảm giác như bị xúc phạm, tôi không phục, liền nói:

- Con sao có thể là người ác được? Gần đây, tâm con rất lương thiện mà!

Thầy trả lời:

- Nội tâm không ác thì không cảm thấy khổ, con đã cảm thấy khổ, nghĩa là trong tâm con đang tồn tại điều ác. Con hãy nói về nỗi khổ của con, ta sẽ nói cho con biết, điều ác nào đang tồn tại trong con.

Tôi nói:

- Nỗi khổ của con thì rất nhiều! Có khi cảm thấy tiền lương thu nhập rất thấp, nhà ở cũng không đủ rộng, thường xuyên có “cảm giác thua thiệt” bởi vậy trong tâm con thường cảm thấy không thoải mái, cũng hy vọng mau chóng có thể cải biến tình trạng này; trong xã hội, không ít người căn bản không có văn hóa gì, lại có thể lưng quấn bạc triệu, con không phục; một trí thức văn hóa như con, mỗi tháng lại chỉ có một chút thu nhập, thật sự là không công bằng; người thân nhiều lúc không nghe lời khuyên của con, con cảm thấy không thoải mái…

Cứ như vậy, lần lượt tôi kể hết với thầy những nỗi thống khổ của mình.

Thầy gật đầu, mỉm cười, một nụ cười rất nhân từ đôn hậu, người từ tốn nói với tôi:

Thu nhập hiện tại của con đã đủ nuôi sống chính con và gia đình. Con còn có cả phòng ốc để ở, căn bản là đã không phải lưu lạc nơi đầu đường xó chợ, chỉ là diện tích hơi nhỏ một chút, con hoàn toàn có thể không phải chịu những khổ tâm ấy.

- Nhưng, bởi vì nội tâm con có lòng tham đối với tiền tài và của cải, cho nên mới cảm thấy khổ. Loại lòng tham này là ác tâm, nếu con có thể vứt bỏ ác tâm ấy, con sẽ không vì những điều đó mà cảm thấy khổ nữa.

Trong xã hội có nhiều người thiếu văn hóa nhưng lại phát tài, rồi con lại cảm thấy không phục, đây chính là tâm đố kị. Tâm đố kị cũng là một loại ác tâm. Con tự cho mình là có văn hóa, nên cần phải có thu nhập cao, đây chính là tâm ngạo mạn. Tâm ngạo mạn cũng là ác tâm. Cho rằng có văn hóa thì phải có thu nhập cao, đây chính là tâm ngu si; bởi vì văn hóa không phải là căn nguyên của sự giàu có, kiếp trước làm việc thiện mới là nguyên nhân cho sự giàu có của kiếp này. Tâm ngu si cũng là ác tâm!

Người thân không nghe lời khuyên của con, con cảm thấy không thoải mái, đây là không rộng lượng. Dẫu là người thân của con, nhưng họ vẫn có tư tưởng và quan điểm của riêng mình, tại sao lại cưỡng cầu tư tưởng và quan điểm của họ bắt phải giống như con? Không rộng lượng sẽ dẫn đến hẹp hòi. Tâm hẹp hòi cũng là ác tâm.

Sư phụ tiếp tục mỉm cười:

- Lòng tham, tâm đố kỵ, ngạo mạn, ngu si, hẹp hòi, đều là những ác tâm. Bởi vì nội tâm của con chứa đựng những ác tâm ấy, nên những thống khổ mới tồn tại trong con. Nếu con có thể loại trừ những ác tâm đó, những thống khổ kia sẽ tan thành mây khói.”

Con đem niềm vui và thỏa mãn của mình đặt lên tiền thu nhập và của cải, con hãy nghĩ lại xem, căn bản con sẽ không chết đói và chết cóng; những người giàu có kia, thật ra cũng chỉ là không chết đói và chết cóng. Con đã nhận ra chưa, con có hạnh phúc hay không, không dựa trên sự giàu có bên ngoài, mà dựa trên thái độ sống của con mới là quyết định. Nắm chắc từng giây phút của cuộc đời, sống với thái độ lạc quan, hòa ái, cần cù để thay thế lòng tham, tính đố kỵ và ích kỷ; nội tâm của con sẽ dần chuyển hóa, dần thay đổi để thanh thản và bình an hơn.

- Trong xã hội, nhiều người không có văn hóa nhưng lại giàu có, con hãy nên vì họ mà vui vẻ, nên cầu chúc họ càng giàu có hơn, càng có nhiều niềm vui hơn mới đúng. Người khác đạt được, phải vui như người đó chính là con; người khác mất đi, đừng cười trên nỗi đau của họ. Người như vậy mới được coi là người lương thiện! Còn con, giờ thấy người khác giàu con lại thiếu vui, đây chính là tâm đố kị. Tâm đố kị chính là một loại tâm rất không tốt, phải kiên quyết tiêu trừ!”

Con cho rằng, con có chỗ hơn người, tự cho là giỏi. Đây chính là tâm ngạo mạn. Có câu nói rằng: “Ngạo mạn cao sơn, bất sinh đức thủy” (nghĩa là: ngọn núi cao mà ngạo mạn, sẽ không tạo nên loại nước tốt) người khi đã sinh lòng ngạo mạn, thì đối với thiếu sót của bản thân sẽ như có mắt mà không tròng, vì vậy, không thể nhìn thấy bản thân có bao nhiêu ác tâm, sao có thể thay đổi để tốt hơn. Cho nên, người ngạo mạn sẽ tự mình đóng cửa chặn đứng sự tiến bộ của mình. Ngoài ra, người ngạo mạn sẽ thường cảm thấy mất mát, dần dần sẽ chuyển thành tự ti. Một người chỉ có thể nuôi dưỡng lòng khiêm tốn, luôn bảo trì tâm thái hòa ái từ bi, nội tâm mới có thể cảm thấy tròn đầy và an vui.

- Kiếp trước làm việc thiện mới chính là nguyên nhân cho sự giàu có ở kiếp này, (trồng dưa được dưa, trồng đậu được đậu). Mà người thường không hiểu được nhân quả, trồng dưa lại muốn được đậu, trồng đậu lại muốn được dưa, đây là thể hiện của sự ngu muội. Chỉ có người chăm học Phật Pháp, mới có được trí huệ chân chính, mới thật sự hiểu được nhân quả, quy luật tuần hoàn của vạn vật trong vũ trụ, nội tâm mới có thể minh tỏ thấu triệt. Để từ đó, biết làm thế nào lựa chọn tư tưởng, hành vi và lời nói của mình cho phù hợp. Người như vậy, mới có thể theo ánh sáng hướng đến ánh sáng, từ yên vui hướng đến yên vui.”

- Bầu trời có thể bao dung hết thảy, nên rộng lớn vô biên, ung dung tự tại; mặt đất có thể chịu đựng hết thảy, nên tràn đầy sự sống, vạn vật đâm chồi! Một người sống trong thế giới này, không nên tùy tiện xem thường hành vi và lời nói của người khác. Dẫu là người thân, cũng không nên mang tâm cưỡng cầu, cần phải tùy duyên tự tại! Vĩnh viễn dùng tâm lương thiện giúp đỡ người khác, nhưng không nên cưỡng cầu điều gì.

- Nếu tâm một người có thể rộng lớn như bầu trời mà bao dung vạn vật, người đó sao có thể khổ đây?

Vị thầy khả kính nói xong những điều này, tiếp tục nhìn tôi với ánh mắt đầy nhân từ và bao dung độ lượng.

Ngồi im lặng hồi lâu…xưa nay tôi vẫn cho mình là một người rất lương thiện, mãi đến lúc này, phải! chỉ đến lúc này, tôi mới biết được trong tôi còn có một con người rất xấu xa, rất độc ác! Bởi vì nội tâm của tôi chứa những điều ác, nên tôi mới cảm thấy nhiều đau khổ đến thế. Nếu nội tâm của tôi không ác, sao tôi có thể khổ chứ ?

Xin cảm tạ thầy, nếu không được người khai thị dạy bảo, con vĩnh viễn sẽ không biết có một người xấu xa như vậy đang tồn tại trong con!

(st)

Thứ Ba, 25 tháng 10, 2016

CÂY TRỒNG BIẾN ĐỔI GEN Ở VIÊT NAM - NGUY HẠI ĐỦ ĐƯỜNG

BÁO CÁO VỀ CÂY TRỒNG BIẾN ĐỔI GEN Ở VIỆT NAM: NGUY HẠI ĐỦ ĐƯỜNG-LỢI KHÔNG THẤY ĐÂU
*****
Lê Thị Phi Vân
Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông thôn



1. Thông tin chung về cây trồng biến đổi gien

Cây trồng biến đổi gen (BĐG) được phát triển và đưa vào sản xuất thương mại từ giữa thập niên 1990 tại Mỹ. Tới nay đã có 29 quốc gia trồng cây BĐG trên diện tích 148 triệu ha. Với những lý lẽ như cây BĐG là giải pháp đột phá trong việc xóa đói giảm nghèo, bảo đảm an ninh lương thực, thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường, những người ủng hộ cây trồng BĐG đang ra sức cổ xúy cho việc đưa cây trồng biến đổi gen vào sản xuất đại trà. Vậy cây trồng biến đổi gen có thực sự mang lại năng suất cao, tiết kiệm chi phí và góp phần bảo vệ môi trường như những gì người ta nói hay ngược lại?

Không có sự khác biệt đáng kể về năng suất. Ngành công nghệ sinh học cho rằng thực phẩm biến đổi gen có thể nuôi sống thế giới nhờ tạo ra năng suất cây trồng cao hơn. Thực tế chứng minh điều ngược lại. Sau một thời gian, năng suất cây BĐG thấp hơn cây trồng thông thường và đòi hỏi lượng tương đương các hóa chất diệt cỏ độc hại như glyphosate. Hàng ngàn thử nghiệm ngoài ruộng trong 20 năm qua về gen nhằm tăng năng suất cây trồng cho thấy quyết tâm đáng kể. Tuy nhiên, không một thử nghiệm đồng ruộng nào mang lại năng suất trong cây trồng thương mại trừ ngô Bt. Hơn nữa, sự tăng năng suất khiêm tốn của ngô Bt lại chủ yếu do việc cải tiến giống truyền thống.

Nghiên cứu của Glenn Stone thuộc ĐH Washington, St.Louis chỉ ra rằng năng suất của bông biến đổi gen ở Ấn Độ đã bị cường điệu quá mức. Trên thực tế sản lượng bông tăng khiêm tốn là nhờ việc quản lý trang trại hợp lý, tuy nhiên việc gieo trồng hạt giống BĐG kéo theo những vấn đề mới. Nghiên cứu của Abdul Quayum và Kiran Sakkhari cho thấy Bollgard (bông Bt của Monsanto) đã thất bại thảm hại về mặt năng suất đối với nông dân sản xuất nhỏ. Trong khi năng suất bình quân 3 năm của bông phi Bt vẫn ở mức 650 kg/acre thì năng suất bông Bt chỉ có 535 kg. Cùng là nông dân sản xuất nhỏ với cùng điều kiện sản xuất dựa vào nước trời như nhau nhưng bông phi Bt vượt bông Bt về năng suất khoảng 30% với chi phí thấp hơn 10%.

Cây trồng biến đổi gen không giúp tiết kiệm chi phí


Nghiên cứu của Charle Benbrook chỉ ra rằng cây biến đổi gen làm giảm lượng thuốc sâu sử dụng trong 2-3 năm đầu (1996-1998) xuống từ 1,2% đến 2,3% mỗi năm nhưng sau đó lại làm tăng lượng thuốc sâu sử dụng lên 20% vào năm 2007 và 28% năm 2008. Trong giai đoạn 1996-2008 cây BĐG làm tăng lượng thuốc sâu sử dụng lên thêm 314,8 triệu pound so với cây không BĐG. Nghiên cứu cũng cho thấy có sự khác biệt đáng kể trong xu thế sử dụng thuốc trừ cỏ trên 1 acre đất trồng cây BĐG và cây truyền thống. Hai lý do chính dẫn đến sự khác biệt này là: a) sự xuất hiện và lan mạnh của cỏ kháng Glyphosate; và b) mức giảm đáng kể tỷ lệ thuốc diệt cỏ sử dụng bình quân trên một đơn vị diện tích cây truyền thống. Trong 13 năm từ 1996 đến 2008 cây BĐG đã làm tăng lượng sử dụng thuốc diệt cỏ ở Mỹ lên thêm 383 triệu pound. Mức tăng này triệt tiêu tác dụng của việc giảm sử dụng thuốc trừ sâu trong trồng ngô và bông BĐG và làm cho tổng lượng hóa chất sử dụng trở nên cao hơn.

Mặc dù việc sử dụng thuốc trừ sâu từ lúc trồng bông Bt đã giảm đi nhưng số lượng sâu hại mà bông Bt không chống chịu được như aphids, bắt đầu bùng phát kéo theo sự gia tăng trở lại của thuốc trừ sâu. Chi phí kiểm soát sâu bệnh gia tăng do sâu bệnh kháng thuốc và phí dịch vụ công nghệ tăng. Năm 1995 trồng 1 acre bông chi hết $12.75 đến $24. Năm 2005 1 acre bông Bollgard, Roundup Ready chi hết $52 và năm 2010 với giống bông Bollgard II và Roundup Ready Flex nông dân phải chi tối thiểu $85/acre. Tại Mississippi nhiều người còn phải chi tới trên 100 USD cho việc kiểm soát sâu ăn lá.

Từ năm 1996 trong khi giá giống ngô truyền thống hầu như không tăng hoặc tăng rất ít thì giá ngô BĐG giống đã tăng lên rất nhiều.Năm 2009 giá ngô BĐG giống chiếm 19% thu nhập thuần và 34% chi phí vận hành trên 1 acre, bằng 2 lần mức gía của thời kỳ 1975-1996. Chênh lệch giữa giá ngô BĐG giống với ngô truyền thống là 69%. Giống ngô truyền thống cho đến năm 2007 vẫn ở mức dưới $100 một đơn vị , giá ngô "SmartStax" năm 2010 là $320 một đơn vị. Hiện tại người trồng giống SmartStax phải chi nhiều hơn 2,1 lần so với giống truyền thống và khoảng 4 lần giống truyền thống so với 10 năm trước.

Cây trồng biến đổi gen không giúp giảm nghèo, thậm chí ngược lại

Do cả tin vào những lời hứa hẹn về những vụ mùa bội thu, hàng triệu nông dân Ấn Độ đã chuyển sang trồng giống biến đổi gen. Họ đã vay tiền để mua hạt giống với giá cắt cổ vì được thuyết phục rằng đó là hạt giống thần diệu sẽ mang lại năng suất cao hơn mà không bị sâu bệnh. Tuy nhiên, cây biến đổi gen không chỉ bị sâu bệnh tàn phá. Nó còn cần gấp đôi nhu cầu nước. Trong hai năm thời tiết khô hạn, nhiều cây biến đổi gen khô héo và chết. Trước kia, khi mùa màng thất bát nông dân vẫn có thể để giống và trồng lại năm sau, nhưng với cây biến đổi gen họ không thể làm vậy. Sahebrao Yawiliker, một nông dân Ấn Độ nói: "Chúng tôi bị các công ty giống lừa. Năng suất không như họ hứa, thậm chí chưa bằng một nửa, trong khi đó chi phí quá cao làm chúng tôi nợ nần chồng chất".

Các công ty giống lớn với sự hỗ trợ đắc lực của nhà nước đã loại bỏ các giống lai giá rẻ và các giống truyền thống khỏe hơn, rẻ hơn rất nhiều và thay thế bằng các sản phẩm của họ. Năm 1991 nông dân có thể mua 1 kg giống bông địa phương với giá từ 7 đến 9 rupi. Năm 2003 họ phải trả 350 rupi (7USD) cho 1 túi 450 gram hạt giống lai. Năm 2004 một túi 450 gram hạt giống bông Bt của Monsanto có giá từ 1,650 đến 1,800 rupi (33 đến 36 USD). Cùng với chi phí tăng lên, tín dụng tăng lên và nợ vượt tầm kiểm soát, làn sóng tự tử tràn lan ở Ấn Độ. Những vùng có diện tích bông Bt cao nhất Ấn Độ cũng là vùng có tỷ lệ nông dân tự tử nhiều nhất (4000 người/năm).

Cây trồng biến đổi gen làm cho sâu bệnh trở nên kháng thuốc

Việc trồng phổ biến cây BĐG đã làm tăng mạnh lượng thuốc diệt cỏ sử dụng, dẫn tới xuất hiện dịch siêu cỏ kháng glyphosate. Lượng thuốc nhiều hơn đã phải dùng để diệt siêu cỏ dại nhưng chúng vẫn không chết. Nông dân phải dùng kết hợp cả thuốc diệt cỏ độc hại hơn gồm paraquat và 2,4-D, một trong những thành tố của chất độc màu da cam sử dụng trong chiến tranh Việt Nam đã bị cấm sử dụng do liên quan đến ung thư, sảy thai và tổn hại thần kinh.

Mới đây Cơ quan bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA) đã kết luận rằng ấu trùng của sâu bướm fall armyworm (S. frugiperda) đã bộc lộ khả năng kháng lại chất độc Cry1f trong ngô Bt. Mức độ kháng sâu bệnh cao đến mức giống Herculex đã bị thu hồi khỏi thị trường và người trồng được khuyến cáo phun kết hợp các loại thuốc trừ sâu. Ngô Bt của Monsanto ở Nam Phi cũng bị sâu đục thân B. fusca kháng độc tố ở các vụ mùa năm 2005-06 và 2007-08. Sự tái nhiễm rộng rãi hơn của sâu ăn quả với bông Bt ở Đông Nam nước Mỹ trong khoảng 1992-2006 cũng đã được đăng ở ít nhất 5 tạp chí khoa học. Nghiên cứu của trường Đại học bang Iowa chỉ ra rằng sâu đục rễ ngô miền Tây vẫn sống sót sau khi ăn chất độc do cây ngô sản sinh ra.

Cây trồng biến đổi gen có thể ảnh hưởng bất lợi tới môi trường

Nghiên cứu của Viện Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc cho thấy, cùng với việc gia tăng diện tích bông Bt thì các trang trại cũng trở thành nguồn nhiễm rệp, ban đầu chỉ là loài gây hại hy hữu và nhỏ, sau phát tán ra xung quanh thành dịch gây hại cho chà là, nho, táo, đào, lê. Trước khi có bông Bt các loại thuốc dùng để diệt sâu đục quả bông cũng kiểm soát được rệp. Giờ đây nông dân phải phun nhiều hơn để diệt rệp. Việc giảm sử dụng thuốc sâu trong bông Bt dẫn đến đảo ngược vai trò sinh thái của bông từ chỗ là bể hấp thụ rệp trong hệ thống thông thường trở thành nguồn dịch hại thực sự trong hệ thống canh tác bông Bt.

So sánh đất ở những cánh đồng trồng bông Bt với những cánh đồng kề bên trồng các cây không phải bông Bt, Navdanya phát hiện ra trong 3 năm bông Bt đã làm giảm 17% số lượng khuẩn tia (Actinomycet), loại khuẩn có ý nghĩa sống còn trong việc phân hủy cellulose và tạo ra mùn. Vi khuẩn giảm 14%; Vi khuẩn tổng số giảm 8,9%. Các enzyme hữu ích của đất làm cho cây có thể hấp thụ chất dinh dưỡng cũng giảm mạnh. Acid Phosphatase, chất góp phần hấp thu phosphate giảm 26,6%. Nitrogenase enzyme, chất giúp cố định đạm giảm 22,6%. Với tốc độ này thì 1 thập niên trồng cây biến đổi gen Bt có thể hủy hoại hoàn toàn kết cấu đất, làm cho nó không thể sản xuất ra lương thực.

Cây trồng biến đổi gen tiềm ẩn ảnh hưởng bất lợi tới sức khỏe con người và vật nuôi

Công nghệ gen vốn đã không an toàn. Dựa trên niềm tin rằng mỗi gen chỉ mang 1 tính trạng duy nhất, người ta cho rằng có thể truyền các tính trạng bằng cách truyền các gen đơn lẻ. Tuy nhiên, từ 2007 các nhà khoa học hàng đầu thế giới đã nhất trí rằng điều này hoàn toàn sai. Hiệu lực của mỗi gen được quyết định bởi sự tương tác với nhiều gen khác và với môi trường của chúng.

Công nghệ biến đổi gen thủ tiêu quá trình sinh sản tự nhiên, việc chọn tạo xuất hiện ở cấp độ tế bào đơn lẻ. Cơ chế này có tính đột biến cao và thường xuyên vượt khỏi giới hạn gen, tuy nhiên, không dễ gì đánh giá rủi ro của thực phẩm BĐG đối với sức khỏe con người. Rủi ro chỉ có thể nhận biết được trong dài hạn trong khi đó công nghệ mới chỉ được sử dụng trên 10 năm. Mặc dù vậy, nhiều nghiên cứu đã chứng minh thực phẩm BĐG có nguy cơ nghiêm trọng với sức khỏe về mặt độc tố, dị ứng, chức năng miễn dịch, sức khỏe sinh sản, chuyển hóa, v.v. Các bất ổn đáng kể về miễn dịch bao gồm bất ổn về sự phân bào liên quan đến bệnh hen, dị ứng và viêm nhiễm; sự thay đổi trong cấu trúc và chức năng gan, bao gồm sự chuyển hóa lipit và cacbonhydrat và thay đổi của tế bào dẫn tới đẩy nhanh quá trình lão hóa và tích tụ những loài phản ứng lại với oxy (ROS). Nghiên cứu của Pusztai, Ermakova, v.v đã chỉ ra mối liên hệ giữa thực phẩm biến đổi gen với khả năng vô sinh, sự còi cọc, tỷ lệ chết cao của con non; sự phát triển nhân tế bào biến thái và những biến dị tế bào khác; sự tổn hại trong đường ruột như tăng nhanh số lượng tế bào và phá vỡ hệ thống miễn dịch ruột; sự thay đổi của tuyến tụy, v.v.

Các nhà khoa học đã tìm thấy DNA của thực phẩm BĐG cho chuột có chửa ăn trong não của con chúng. DNA của thực phẩm BĐG cũng được tìm thấy trong máu, lá lách, gan và thận của lợn con được nuôi bằng ngô BĐG. Protein trừ sâu Cry1Ab cũng được phát hiện ở 94% mẫu máu của các bà mẹ, 80% mẫu máu của các bào thai và ở 69% mẫu máu kiểm tra của những phụ nữ không mang thai. Cry1Ab cũng được tìm thấy trong dạ dày-ruột của động vật ăn ngô BĐG. Điều này dấy lên quan ngại rằng độc tố có thể không được loại bỏ hoàn toàn ở người và sử dụng thịt nhiễm độc tố có thể tiềm ẩn rủi ro cao.

Vì sao cây trồng BĐG vẫn được chấp nhận và phát triển mạnh bất chấp nhiều cảnh báo?

Cây BĐG là sản phẩm độc quyền của các công ty xuyên quốc gia. Hàng năm các sản phẩm này góp phần mang lại cho các công ty này hàng chục tỷ đô la doanh thu và hàng tỷ đô la lợi nhuận. Năm 2010 doanh thu bán hàng ròng của Monsanto là 10,5 tỷ USD, của Syngenta là 11,6 tỷ; lợi nhuận ròng của Monsanto là 1,1 tỷ, của Syngenta là 1,4 tỷ USD. Cây BĐG giúp cho các công ty này tối đa hóa lợi nhuận bằng cách làm cho nông dân ngày càng phụ thuộc vào họ. Khoản thu nhập hấp dẫn do cây trồng biến đổi gen mang lại khiến các công ty này không từ thủ đoạn để thuyết phục, gây sức ép, thậm chí mua chuộc các nước đưa chúng vào sản xuất đại trà.

Dưới sức ép và sự vận động hành lang của Monsanto chính phủ Mỹ đã quyết định cấm dán nhãn các sản phẩm "phi BĐG". Việc cấm dán nhãn đồng nghĩa rằng người tiêu dùng không biết bao nhiêu trong số khẩu phần ăn của họ có chứa BĐG. Điều này cũng có nghĩa nhiều bác sỹ cũng không thể biết liệu có mối liên hệ nào đó giữa thực phẩm BĐG với bệnh tật ở người.

Trong khi những khoản lợi nhuận hấp dẫn làm mờ mắt các công ty, các nghiên cứu về an toàn của sản phẩm biến đổi gen vẫn còn hời hợt. Thay vì sử dụng vật nuôi còn non là những con nhạy cảm hơn, Các nhà nghiên cứu của Monsanto đã sử dụng những con trưởng thành, pha loãng đậu tương BĐG tới 12 lần, sử dụng quá nhiều protein, không bao giờ cân các bộ phận và bỏ qua những khác biệt về dinh dưỡng, ví dụ họ báo cáo chất gây dị ứng, chất ức chế trypsin tăng có 27% trong khi số liệu phát hiện ra tăng con số lên 3 hoặc 7 lần sau khi đậu tương được nấu.

Những nhà khoa học phát hiện ra bằng chứng buộc tội hay thậm chí thể hiện mối quan tâm về công nghệ thường bị sa thải, đe dọa, tước bỏ trách nhiệm hoặc khiển trách. Khi vấn đề xảy ra chúng không được tiếp tục nghiên cứu. Bất chấp thực tế hàng ngày có hàng triệu người ăn thực phẩm biến đổi gen, không có những phân tích thỏa đáng về sinh hóa, miễn dịch, bệnh lý mô, chức năng ruột, gan, thận, còn những nghiên cứu về thức ăn cho động vật thì quá ngắn để có thể phân tích thỏa đáng về ung thư, vấn đề sinh sản hay ảnh hưởng tới thế hệ sau.

2. Có nên trồng ngô biến đổi gen ở Việt Nam?

Những người ủng hộ ngô biến đổi gen (BĐG) cho rằng nếu trồng ngô BĐG Việt Nam sẽ không phải nhập và sẽ tiết kiệm được khoảng nửa triệu USD mỗi năm. Tuy nhiên lý do này không thực tế. Hiện tại hàng năm Việt Nam trồng khoảng 1 triệu ha ngô, cho sản lượng khoảng 4,5 triệu tấn và lượng thiếu hụt phải nhập khoảng trên dưới 1 triệu tấn. Khả năng mở rộng thêm diện tích là rất ít vì ở những diện tích còn lại ngô khó cạnh tranh nổi với cây trồng khác. Để thay thế nhập khẩu, năng suất bình quân của ngô BĐG phải cao hơn ngô thường ít nhất 2 lần. Điều này khó xảy ra nếu không nói là không thể.

Khảo nghiệm trên diện rộng các giống ngô chuyển gen tại Hưng Yên, Sơn La, Vĩnh Phúc, Nghệ An, Đăk Lăk, Đồng Nai và Bà Rịa Vũng Tàu cho thấy, tại những điểm có áp lực sâu tự nhiên lớn như Vĩnh Phúc, giống ngô chuyển gen có năng suất cao hơn từ 17% - 35%. Tại những nơi áp lực sâu đục thân thấp, năng suất của ngô biến đổi gen không khác biệt, thậm chí sâu bệnh ở các ruộng ngô biến đổi gen còn có phần nhiều hơn. Các giống ngô lai truyền thống ở những vùng có điều kiện thâm canh tốt ở Sơn La cũng đã đạt năng suất từ 8 đến 10 tấn, thậm chí có nơi đạt 12 tấn/ha.

Ngay cả ở những nơi có năng suất khác biệt như Vĩnh Phúc, mức tăng năng suất như vậy sẽ không thể bù đắp cho mức tăng giá giống lên tới từ 2 đến 5 lần. Thực tế cho thấy, ở những vùng mà sâu bệnh không phải là vấn đề lớn thì việc đưa ngô BĐG vào là không có ý nghĩa về kinh tế. Ngoài ra, cây BĐG đòi hỏi trình độ kỹ thuật và chi phí cao hơn trong khi phần khá lớn diện tích ngô hiện đang được trồng ở vùng cao, phụ thuộc vào nước trời, nơi trình độ dân trí và khả năng tiếp thu khoa học công nghệ cũng như năng lực tài chính còn rất hạn chế. Nếu không có hỗ trợ của nhà nước chắc chắn nông dân sẽ không chấp nhận ngô BĐG. Ý tưởng sử dụng giống BĐG để sản xuất ngô thay thế nhập khẩu bằng mọi giá đồng nghĩa với việc dùng thuế của người dân để tài trợ cho các công ty xuyên quốc gia chiếm lĩnh thị trường hạt giống ngô trong nước. Hiện tại đây không phải là cách làm tốt do ngành công nghệ sinh học của Việt Nam quá yếu để có thể sau vài năm chủ động sản xuất được giống đáp ứng nhu cầu trong nước.

Phát triển ngô BĐG không những không giải quyết được vấn đề thiếu ngô cho chăn nuôi mà còn làm nông dân ngày càng phải phụ thuộc vào các công ty giống. Hiện tại Monsanto đã đăng ký bản quyền và nắm trong tay hơn 11,000 hạt giống trên thế giới. Nông dân phải ký hợp đồng với Monsanto trong đó qui định chỉ được sử dụng thuốc Roundup và phải mua hạt giống mới mỗi vụ. Theo phán quyết của Tòa án Tối cao Mỹ, bất cứ nông trại nào bị nhiễm giống của Monsanto đều là vi phạm và phải tiêu hủy hết tất cả hạt giống trên đó. Từ năm 1998-2000, Monsanto đã kiện 9.000 nông dân và buộc tội họ ăn cắp hạt giống BĐG của Monsanto. Tất cả nông dân này sau đó "bắt buộc" phải dùng giống của Monsanto vì giống của họ đã bị tiêu hủy sạch và nếu không dùng giống của Monsanto thì cũng lại bị nhiễm và lại phải ra tòa. Ngoài ra cùng với việc đưa cây BĐG vào sản xuất đại trà việc cung ứng giống truyền thống sẽ ngày một ít đi khiến nông dân phải mua giống BĐG dù muốn hay không. Điều này chắc chắn sẽ xảy ra như đã xảy ra với trường hợp giống lai hiện nay (gồm các giống lai F1 và giống cải tiến).

Giá giống tăng và nhu cầu sử dụng thuốc để kiểm soát cỏ tăng làm giảm lợi nhuận. Vì thu nhập giảm, nông dân có ít tiền hơn để đầu tư cho sự bền vững của nông trại. Và vì lợi nhuận của các công ty giống tiếp tục tăng, họ sẽ quyết tâm và có khả năng tiếp tục khai thác công nghệ sinh học để tăng lợi nhuận, đồng thời kiểm soát cả về kinh tế và chính trị mục tiêu thu hút đầu tư vào khâu giống cây trồng.

Việt Nam là nước xuất khẩu ròng nhiều mặt hàng nông sản. Lượng xuất khẩu rất cao nhưng giá trị thu về thuộc loại thấp nhất thế giới. Việt Nam luôn phải đối mặt với nghịch lý được mùa thì mất giá và được giá thì mất mùa. Nếu phát triển ngô biến đổi gen những cây trồng có lợi thế so sánh và là nguồn thu ngoại tệ chủ yếu như cà phê, gạo, hạt tiêu, điều, v.v. rất có thể bị một số nước nhập khẩu từ chối. Nếu không muốn để bị nhiễm, chi phí cho cách ly sẽ rất tốn kém, chưa kể người trồng phải gánh thêm chi phí phân tích, giá sẽ rẻ hơn nếu bị nhiễm. Mới đây Nhật bản đã từ chối sản phẩm bánh phở của Công ty Cổ phần Thực phẩm Bích Chi vì phát hiện có chất BĐG trong sản phẩm. Vụ việc này còn đang chờ kết quả điều tra khẳng định lại, tuy nhiên nó cho thấy nguy cơ tiềm ẩn mới cho ngành xuất khẩu của Việt nam.

Ở Việt Nam thời gian qua, Bộ Nông nghiệp & PTNT đã cấp giấy phép khảo nghiệm hạn chế và khảo nghiệm diện rộng cho 3 Công ty: Monsanto Thái Lan với 3 giống ngô chuyển gen gồm MON 89034; NK 603 và MON 89034 x NK 603; Syngenta Việt Nam với 2 giống ngô chuyển gen BT 11 và GA 21; Công ty TNHH Pioneer Hi-Bred Việt Nam với 1 giống ngô chuyển gen TC1507. Việc khảo nghiệm được thực hiện trong 2 vụ trên diện hẹp và 1 vụ trên diện rộng chưa đủ cơ sở để kết luận ngô BĐG có an toàn hay không, tuy nhiên đây lại là cơ sở gần như là duy nhất để các bộ ngành dựa vào đó và ra quyết định có cho phép sản xuất đại trà, dùng làm thức ăn chăn nuôi hay thực phẩm.

Ngoài ra trình độ hạn chế của cán bộ tham gia khảo nghiệm cũng là một vấn đề cần lưu ý. Trong khi mục tiêu của khảo nghiệm trên diện rộng giống ngô BĐG hiện nay mới chỉ gói gọn trong khuôn khổ đánh giá tính an toàn đối với đa dạng sinh học và môi trường thì báo cáo kết quả khảo nghiệm giống ngô BĐG của Monsanto tại Vĩnh Phúc mặc dù không hề có thông tin gì về giá các loại đầu vào, đầu ra lại kết luận về hiệu quả kinh tế. Hơn nữa, kết luận trong báo cáo này chưa xác đáng khi so sánh khập khiễng giữa năng suất của ngô biến đổi gen có hai tính trạng kháng sâu và kháng thuốc diệt cỏ với năng suất của ngô đối chứng không được phun thuốc sâu và làm cỏ. Trong khi đó, thực tế năng suất của giống ngô đối chứng không biến đổi gen được phun thuốc diệt cỏ kết hợp với làm cỏ bằng tay và phun thuốc sâu cũng tương đương, thậm chí cao hơn năng suất của ngô BĐG thì đã bị cố tình phớt lờ.

Thực tế trồng bông Bt hơn một thập niên qua cũng đã có thể khẳng định rằng không nên trồng cây BĐG ở Việt Nam. Tại Việt Nam, bông Bt được đưa vào sản xuất đại trà từ năm 1999. Tuy nhiên, từ đó đến nay diện tích bông không những không tăng lên mà còn giảm đi một cách thảm hại. Trước kia diện tích bông cả nước đã có lúc đạt tới 32 ngàn ha nay chỉ còn khoảng 5-6 ngàn ha. Nếu như bông Bt tốt như những gì người ta nói thì tại sao diện tích lại teo đi nhiều đến như vậy? Thực tế cho thấy, trong khi giống bông địa phương kháng rầy xanh và bọ phấn trắng thì bông Bt bị nhiễm rầy xanh nặng và phải phun thuốc ngay từ đầu, nếu không sẽ nhiễm bước 2 là rệp (Aphids). Do phải xịt nhiều lần nên bùng phát nạn sâu xanh và sâu khoang. Khó khăn trong việc kiểm soát sâu bệnh hại cộng với chi phí đầu vào gia tăng mạnh trong khi năng suất tăng không đáng kể làm cho bông Bt không thể cạnh tranh với các cây trồng khác.

3. Kết luận

Cây trồng biến đổi gen không làm tăng năng suất đáng kể, không giúp giảm chi phí và cũng không an toàn với môi trường, với sức khỏe con người như những gì ngành công nghệ sinh học tuyên truyền. Trước mắt cây biến đổi gen chưa phải là giải pháp tối ưu để đảm bảo nguyên liệu cho ngành thức ăn chăn nuôi thay thế nhập khẩu, càng không phải là giải pháp hữu hiệu để giảm nghèo bền vững và đảm bảo an ninh lương thực. Phát triển cây biến đổi gen chỉ càng làm cho nông dân phụ thuộc hơn vào các công ty giống, trong khi các công ty giống sẽ có khả năng kiểm soát cả về kinh tế và chính trị mục tiêu thu hút đầu tư vào khâu giống cây trồng.

Lê Thị Phi Vân -Viện Chính sách, Chiến lược Phát triển NNNT

Tài liệu tham khảo
Abdul Quayum and Kiran Sakkhari, 2005. Bt cotton in Andhra Pradesh. A three year assessment.
Báo cáo tài chính 2010 của các công ty Monsanto và Syngenta.
Charle Benbrook, 2009. Impact of generally engineered crops on pesticide use in the United States: the first thirteen years.
Charles Benbrook, 2009. The magnitude and impact of the biotech and organic seed price premium.
Christoph Then, 2010. New pest in crop caused by large scale cultivation of Bt corn
Công văn số 3300/BNN-VP về Kiểm tra sản phẩm gạo có chứa chất biến đổi gen
Friend of the Earth, 2006. Briefing GM animal feed.
Bruce E. Tabasnik et al, 2009. Field-Evolved Insect Resistance to Bt Crops: Definition, Theory and data.
Genetically Modified Foods Position Paper AAEM. ttp://www.aaemonline.org/gmopost.html
Glenn David Stone, 2010. Field versus Farm in Warangal: Bt cotton, higher yields and larger questions
http://tintuc.xalo.vn/00-1285580921/Cuoi_nam_2012_VN_se_co_cay_ngo_chuyen_gen.html
http://abcnews.go.com/WN/pig-weed-threatens-agriculture-industry-overtaking-fields-crops/story?id=8766404
http://www.newsmaxhealth.com/headline_health/genetically_modified_food/2010/01/15/308880.html
http://indiatoday.intoday.in/story/toxin-from-gm-crops-found-in-human-blood/1/137728.html
http://nguoinoitieng.blognhanh.com/2011/11/monsanto-cac-san-pham-ai-hoa-cho-gioi.html
http://www.treehugger.com/files/2011/08/early-sign-end-of-bt-corn-may-be-upon-us.php
ISIS Report 06/01/10. Farmer suicides and Bt cotton nightmare unfolding in India
ISIS Report 01/02/10. GM Crops Facing Meltdown in the USA
ISIS Report 23/02/09. Monsanto's Bt Cotton Kills the Soil as Well as Farmers
F. William Engdahl, 2011. Seeds of Destruction: The Hidden Agenda of Genetic Manipulation
F. William Engdahl, 2010. GMO Crop Catastrophe in USA a lesson for World
Monsanto biotech corn not killing pests, research finds. GEORGINA GUSTIN, St Louis Post Dispatch, September 2 2011. http://www.stltoday.com/business/local/article_48721bc6-38cb-5cf0-aae1-2b1a7e85cea5.html
Yanhui Lu et al. Mirid bug outbreaks in multiple crops correlated with wide scale adoption of Bt cotton in China. www.sciencemag.org; Science vol. 328, May 28, 2010.
Cao Thị Mai, 2011. Kết quả khảo nghiệm ngô biến đổi gen MON89034 và MON89034xNK603

Bài lấy từ nguồn:
https://vi.sott.net/article/1310-Bao-cao-ve-cay-trong-bien-doi-gen-o-Viet-Nam-Nguy-hai-du-duong-loi-khong-thay-dau

Xem Video:

https://youtu.be/hU9a70eWdyg

THỰC PHẨM BIẾN ĐỔI GIEN GMO - Vì sao phải tránh xa

VÌ SAO PHẢI TRÁNH XA THỰC PHẨM GMO
IRT (Viện công nghệ mang tính trách nhiệm), Pha Lê dịch

Một trong những đề tài thời sự hiện nay là công nghệ biến đổi gien. Đó là thứ sẽ tác động đến cơ thể chúng ta, cơ thể con cháu chúng ta một cách trực tiếp nhất, mỗi giây phút, đầu tiên là qua đường thực phẩm. 
***
Sau đây là 10 lý do nên tránh xa thực phẩm biến đổi gien (GMO):

1. GMO không có lợi cho sức khỏe

Viện Y học Môi trường Mỹ (AAEM) khuyến cáo các bác sĩ nên đưa chế độ ăn không có thực phẩm GMO cho tất cả bệnh nhân. Họ dẫn chứng các nghiên cứu trên động vật cho thấy sự tổn hại nội tạng, dạ dày và đường ruột khi chúng ăn GMO. Ngoài ra chúng còn bị rối loạn hệ miễn dịch, lão hoá nhanh, và vô sinh. Nghiên cứu trên con người cho thấy thực phẩm biến đổi gien có khả năng tồn lại trong cơ thể, gây ra lắm rắc rối lâu dài. Ví dụ, sau khi xơi đậu nành biến đổi gien vào bụng, thì DNA mà người ta cấy vào đậu nành (để biến đổi nó) có thể truyền sang vi khuẩn sống trong cơ thể ta (do vi khuẩn cũng ăn những thứ… ta ăn), dần dà vi khuẩn của cơ thể người cũng “biến đổi gien” luôn. Các công ty nghiên cứu GMO chủ yếu bỏ tiền để tạo ra giống chịu thuốc trừ sâu (ví dụ như giống bắp chịu được thuốc xịt Roundup), như vậy xịt thuốc Roundup lên bắp GMO là bắp vẫn không chết. Tuy nhiên thuốc Roundup vẫn dính trên bắp chứ không bay đi đâu cả, ăn bắp này cũng đồng nghĩa với việc ăn Roundup vô người. Thế nên các nhà khoa học còn tìm thấy chất độc của thuốc Roundup trong máu thai phụ và thai nhi.
Chuột sau khi ăn thực phẩm GMO – thí nghiệm của đại học Caen. (Ảnh trong bài lấy từ Internet)

Vô số vấn đề sức khỏe đã gia tăng sau khi GMO ra mắt thị trường vào năm 1996. Tỷ lệ người Mỹ mang hơn ba bệnh mãn tính tăng từ 7% thành 13% chỉ trong vòng 9 năm. Dị ứng thực phẩm cũng tăng vọt, những bệnh rối loạn như chứng tự kỷ, rối loạn sinh sản, các vấn đề tiêu hóa và những bệnh khác cũng trên đà tăng nhanh. Mặc dù không có đầy đủ nghiên cứu để khẳng định rằng GMO là yếu tố gây hại, các nhóm bác sĩ như AAEM khuyên chúng ta không nên chần chờ trong việc chủ động bảo vệ bản thân, đặc biệt là bảo vệ con trẻ – thành phần vốn chịu nguy cơ cao nhất.

Cô bé đi biểu tình chống GMO ôm biển đề chữ “Cháu không phải một thí nghiệm khoa học”


Bé Aixa, 5 tuổi, của tỉnh Chaco, Argentina. Sau khi Argentina bắt đầu trồng thực phẩm biến đổi gien giống Mỹ, tỷ lệ trẻ em bị dị tật cũng tăng vọt. Tỉnh Chaco – nơi trồng nhiều GMO và xịt thuốc Roundup của Monsanto – có số trẻ em dị tật cao gấp 4 lần. Bé Aixa có mụn đen mọc khắp người. Bác sĩ không cách nào chữa khỏi cho em được. Ảnh: Natacha Pisarenko

Tổ chức Sức khỏe Cộng đồng Mỹ và Tổ chức Y tá Mỹ là hai trong số nhiều nhóm y khoa lên án việc sử dụng hormone tăng trưởng biến đổi gien để chích cho bò, vì sữa từ bò tiêm thuốc này có nhiều hormone IGF-1 (nhân tố tăng trưởng tương tự insulin-1) – một chất có khả năng gây bệnh ung thư.

2. GMO gây ô nhiễm vô thời hạn

Cây trồng GMO thụ phấn chéo và hạt giống của chúng có thể bay đi xa. Vì thế nếu bạn muốn loại GMO khỏi bể gien đã pha tạp là chuyện không tưởng. “Ô nhiễm GMO” khi cây GMO tự nhân giống sẽ ảnh hưởng đến trái đất lâu hơn cả nạn biến đổi khí hậu cũng như chất thải hạt nhân. Mối nguy hại tiềm tàng quả thật rất lớn và nó đang đe doạ các thế hệ tương lai. Ô nhiễm GMO hiện còn gây tổn thất kinh tế cho các nông dân trồng trọt theo phương pháp hữu cơ hoặc không dùng giống GMO, họ thường phải vật lộn để giữ cho cây thuần chủng, nhưng chiến đấu với phấn hoa GMO bay trong gió là điều không tưởng.
Bà Vandana Shiva – nhà hoạt động vì môi trường kiêm người kêu gọi phát triển nông nghiệp hữu cơ nổi tiếng của Ấn Độ. Bà từng nói một câu rất hay “Khi đụng tới bản quyền hạt giống để kiếm chác một số tiền khổng lồ, các công ty sản xuất GMO nói ‘tiền là của chúng tôi’. Nhưng khi đụng đến vấn đề ô nhiễm hay nạn thụ phấn chéo hoặc an toàn sức khỏe, câu trả lời của họ là ‘chúng tôi không chịu trách nhiệm’”.

3. GMO làm tăng sự lạm dụng hóa chất diệt cỏ

Các công ty bán giống biến đổi đều thiết kế cho giống cây của họ khả năng “kháng thuốc diệt cỏ” – nhất là các loại thuốc độc hại. Điển hình như Monsanto bán giống cây Roundup Ready có tính kháng chịu thuốc diệt cỏ Roundup của họ.

Từ năm 1996 đến 2008, nông dân Mỹ đã phun 191,500 tấn thuốc diệt cỏ lên các cây GMO. Việc lạm dụng Roundup đã sinh ra “siêu cỏ” kháng thuốc, khiến nông dân lại càng phải sử dụng thêm nhiều thuốc độc hại mỗi năm. Điều này không chỉ gây hại cho môi trường, mà hóa chất diệt cỏ phun lên cầy trồng GMO sẽ tồn đọng lại trên chính cây trồng ấy. Chẳng hạn như thuốc Roundup có liên quan đến bệnh vô sinh, rối loạn hormone, dị tật và ung thư. Như đã giải thích ở trên, xơi bắp có xịt Roundup tức là xơi tí roundup vào người.


Monsanto đang bóp chết “Mother nature” (Mẹ thiên nhiên)

4. Biến đổi gien gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm

Vơi việc lai tạp gien với các giống cây không có họ với nhau, GMO mở lối cho một loạt những tác dụng phụ khôn lường. Hơn nữa, bất luận được cấy thêm gien nào vào, chính quá trình tạo ra một GMO đã có thể gây ra những tổn hại to lớn kèm theo. Cây GMO có thể sản sinh ra các loại độc tố, gây dị ứng, gây ung thư và khiến người ăn bị thiếu hụt dinh dưỡng.

5. Sự giám sát lỏng lẻo đầy hiểm nguy của chính phủ Mỹ

Các đánh giá an toàn lẫn sự kiểm soát hời hợt của chính phủ đã phớt lờ hầu hết các nguy cơ về sức khỏe và môi trường từ GMO. Nguyên nhân của thảm cảnh này mang nặng tính chính trị. Tỉ như Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) chẳng cần các công ty sản suất hạt giống GMO nộp một nghiên cứu nào về an toàn thực phẩm, cũng không chỉ thị ai phải dán nhãn GMO lên thực phẩm. Thế cũng có nghĩa là FDA cho phép các công ty đưa thực phẩm biến đổi gien vào thị trường mà không cần thông báo gì cho Cục. Họ biện hộ bằng cách nói rằng họ không có thông tin nào cho thấy thực phẩm biến đổi gien khác biệt đáng kể so với thực phẩm thường. Nhưng điều đó là dối trá. Một vụ kiện đã công bố các ghi chú của cơ quan mật vụ, cho thấy số đông các nhà khoa học trong đội ngũ FDA đều nhất chí rằng GMO có thể gây ra những tác dụng phụ khó lường và khó phát hiện. Họ đề xuất chính phủ tiến hành thêm các nghiên cứu dài hạn. Nhưng Nhà trắng đã lệnh cho FDA khuyến khích công nghệ sinh học, và viên chức phụ trách chính sách của cục này là Michael Taylor – kẻ từng là luật sư của Monsanto, và sau đó là phó giám đốc của công ty này. 


Ông Michael Taylor – quan chức cấp cao của FDA, sau đó là luật sư của Monsanto. Sau đó lại làm cho FDA, rồi Monsanto, rồi lại FDA. Liệu ta có tin nổi những gì ông này phán?

6. Ngành công nghiệp công nghệ sinh học sử dụng chiêu bài “khoa học thuốc lá” 

(Khoa học thuốc lá: nghiên cứu khoa học do chính các công ty thuốc lá đổ tiền vào để lái kết quả nghiên cứu theo ý muốn, nhằm biện hộ rằng thuốc lá không hại sức khỏe cách đây mấy thập kỷ trước)

Các công ty công nghệ sinh học như Monsanto nói rằng Chất độc màu da cam, PCB và DDT là an toàn. Họ đang dùng những nghiên cứu qua loa, gian lận để cố thuyết phục chúng ta tin tưởng GMO. Tuy nhiên các nhà khoa học độc lập đã bắt quả tang những kẻ tung hỏa mù này, họ đã chứng minh rành rành cách các nghiên cứu do chính Monsanto tài trợ là chuyên né tránh việc tìm ra vấn đề, và cách các công ty này bóp mép hoặc phủ nhận các phát hiện bất lợi cho mình.

7. Công ty GMO đang tấn công và giữ kín các nghiên cứu và báo cáo độc lập

Nhiều nhà khoa học có lương tâm đã phát hiện ra sự nguy hại của GMO, thế nhưng các tập đoàn kinh doanh GMO và các hãng hóa chất lại quay sang tấn công, bịt miệng, gây áp lực với công ty của những khoa học gia này để khiến họ mất việc. Ai muốn nghiên cứu kỹ càng về GMO cũng thường bị từ chối tài trợ. Nhật báo Nature thừa nhận rằng “Một lô các nhà khoa học vô lương tâm đi bôi nhọ nghiên cứu của các nhà khoa học chân chính bằng thái độ có tật giật mình, mang tính đảng phái; điều này chẳng giúp gì cho việc nâng cao kiến thức”. Các nỗ lực phanh phui vấn nạn GMO từ phía truyền thông cũng thường gặp phải kiểm duyệt.


Biếm họa của Hội các nhà khoa học có lương tâm. Ông “Agri Business” (Kinh doanh Nông nghiệp) nói “Chúng tôi biến đổi để bắp có thể chống lại các con sâu bọ đáng ghét”. Phía bên kia hàng rào là các nhà khoa học độc lập (Independant scientists)

8. GMO gây hại cho môi trường

Các giống cây biến đổi gien và thuốc diệt cỏ kèm theo chúng có thể gây hại cho chim chóc, côn trùng, các loài lưỡng cư, hệ sinh thái biển, và sinh vật sống dưới đất. Chúng làm giảm sự đa dạng của sinh thái, gây ô nhiễm nguồn nước và không hề bền vững. Một ví dụ là cây biến đổi gien đang triệt tiêu dần môi trường sống của loài bướm chúa, số lượng bướm chúa đã giảm hơn 50% tại Mỹ. Báo cáo cho thấy thuốc diệt cỏ Roundup gây ra dị tật bẩm sinh cho loài lưỡng cư, làm chết phôi và rối loạn nội tiết. Thuốc còn làm tổn hại nội tạng của động vật ngay cả với liều lượng nhỏ. Người ta đã tìm thấy cây canola (cải dầu) biến đổi gien mọc dại ở Bắc Dakota và California, cây này có nguy cơ truyền lại gien kháng thuốc diệt cỏ cho các loài cỏ dại khác.


Tờ phản đối GMO vì GMO khiến 37 triệu chú ong thiệt mạng.


Xác ong tại một cơ sở nuôi ong gần đồng bắp GMO ở Canada, ong bắt đầu chết sau khi nước này “học” Mỹ đi trồng giống biến đổi gien của Monsanto lẫn Dow Chemicals.



Bướm Monarch (bướm Chúa) hiện đang suy giảm. Chúng sống nhờ cỏ bông tai (milkweed) vốn mọc giữa các luống bắp. Các ruộng bắp ở Mỹ vốn là chỗ trú ưa thích của loài bướm này. Giờ với giống GMO và thuốc Roundup giết hết các loại cỏ tốt lẫn hại, cỏ bông tai biến mất, khiến số lượng bướm Chúa giảm mạnh. Trong hình là chú bướm chúa đang xơi cỏ bông tai


Tờ phản đối kêu gọi người dân tẩy chay GMO và Monsanto để cứu bướm chúa

9. GMO không tăng sản lượng và có tác dụng ngược với việc cung cấp thực phẩm cho một thế giới đói ăn

Trong khi các phương pháp nông nghiệp bền vững phi GMO tại các nước đang phát triển đạt kết quả thuyết phục với sản lượng tăng từ 79% trở lên, thì GMO trung bình không hề làm tăng sản lượng. Minh chứng cho điều này là bản báo cáo “thất bại về sản lượng” hồi năm 2009 của Liên hiệp các nhà khoa học – đây là một nghiên cứu rõ ràng nhất từ trước tới giờ về cây trồng và sản lượng của cây biến đổi gien.

Tổ chức Quốc tế về kiến thức nông nghiệp, khoa học và công nghệ phát triển (IAASTD) đã công bố một báo cáo do hơn 400 nhà khoa học viết và được 58 chính phủ ủng hộ, trong đó nêu rằng sản lượng của cây trồng biến đổi gien “cho ra đủ loại kết quả” và trong một vài trường hợp thì “sản lượng bị giảm”. Bản báo cáo ghi chú rằng: “Các đánh giá chung về công nghệ này rất lạc hậu so với sự phát triển của nó, thông tin về GMO mang tính thêu dệt lẫn trái chiều, nên sự lưỡng lự về lợi ích cũng như tác hại của GMO là điều không thể tránh khỏi”. Họ xác định rằng các cây trồng GMO hiện tại không phù hợp cho mục đích xóa giảm đói nghèo, cải thiện dinh dưỡng, sức khỏe, hay cuộc sống nông thôn, không tạo cơ sở để phát triển một xã hội và môi trường bền vững.

Trái lại, GMO đang tiêu hao nguồn tiền và tài nguyên lẽ ra nên dùng cho các công nghệ an toàn, đáng tin cậy và thích hợp môi trường hơn.


Anh Sumant Kumar – một nông dân nghèo của làng Darveshpura ở Ấn Độ, thu hoạch một sản lượng gạo nhiều kỷ lục thế giới (22,4 tấn trên 1 hecta) theo phương pháp hữu cơ, không dùng giống GMO. Ảnh: Chiara Goia

10. Bằng việc tránh sử dụng thực phẩm biến đổi gien, người tiêu dùng góp phần tẩy chay GMO, tống khứ GMO ra khỏi nguồn thực phẩm của chúng ta

Do GMO không đem đến lợi ích gì cho người tiêu dùng, khi chúng ta bắt đầu không mua các thực phẩm GMO thì chúng và các mặt hàng có sử dụng chúng sẽ trở thành gánh nặng cho các công ty sản xuất. Các công ty thực phẩm sẽ đào thải GMO. Điển hình như châu Âu, vào năm 1999, ngay sau khi báo chí đưa tin về vụ bê bối trong thực phẩm GMO và cảnh báo người dân về những hiểm hoạ tiềm tàng, các nước châu Âu đã buộc chủ công ty phải dán nhãn cho thực phẩm biến đổi gien. Tại Mỹ, lúc người tiêu dùng phản đối hormone tăng trưởng biến đổi gien trong bò, họ đã loại thứ thuốc này ra khỏi các sản phẩm sữa của Wal-Mart, Starbucks, Dannon, Yoplait và hầu hết các công ty sữa khác ở Mỹ.

Link nên xem:  một link youtube rất bổ ích, trong đó liệt kê những nông sản lẫn sản phẩm làm từ nông sản có chứa GMO của Mỹ. Những ai quan tâm nên bấm vào link để xem, clip có phụ đề tiếng Việt đấy.
https://youtu.be/O8j08Q0es48

*
GMO:

ĂN CHAY - ĂN MẶN TRONG ĐẠO PHẬT

#ChiasẻPháp: Liên quan đến ĂN CHAY ĂN MẶN

********************************************

Vị y sĩ hỏi Ðức Phật về thái độ của Ngài đối với việc sát sinh và cách dùng thực phẩm toàn rau quả (trường trai):

- "Bạch Thế tôn! Con nghe nói rằng nhiều súc vật bị giết vì Ngài, và Ngài dùng món thịt đặc biệt dành để cúng dường Ngài, có đúng vậy chăng?

- Nầy Jìvaka! Bất cứ ai nói như vậy là không nói sự thật. Ðúng ra, Ta nói rằng thịt không được nhận làm món khất thực trong 3 trường hợp nếu ta thấy, nghe và nghi ( con vật ấy bị giết vì vị Tỳ kheo nầy) song nếu không phải các trường hợp trên thì vị Tỳ kheo có thể thọ dụng món thịt.

Nếu một vị Tỳ kheo đi khất thực trong thôn xóm hay thị trấn với tâm từ (Mettà) biến mãn khắp mọi chúng sanh và một gia chủ mời vị ấy thọ thực ngày mai, vị ấy có thể nhận lời. Nhưng trong lúc vị ấy đang thọ thực ngày hôm sau tại nhà kia, vị ấy không nên nghĩ là vẫn ước mong được mời một bữa cao lương mỹ vị như vậy thêm lần nữa. Vị ấy nên thọ dụng món khất thực mà không tham đắm lạc thú ẩm thực. Nầy Jìvaka! Ông có nghĩ rằng một Tỳ kheo làm như vậy là tự hại mình và hại người khác không?

- Thưa không, bạch Thế tôn!

- Nầy Jìvaka! Nếu ông nói đến sự cố ý tận diệt của Ta thì điều đó chỉ đúng theo ý nghĩa duy nhất nầy: "Ta đã đoạn diệt tham, sân, si ở trong Ta khiến cho chúng không thể sanh khởi được nữa trong tương lai. Bất cứ kẻ nào sát sanh vì Ta hay một đệ tử của Ta sẽ phạm một ác nghiệp gồm có 5 phần, đó là dẫn con vật đi. hành hạ nó (lúc lôi kéo), giết chết nó và do vậy hành hạ nó thêm lần nữa và cuối cùng là cúng dường Ta và đệ tử Ta không đúng chánh pháp". (lược thuật Trung bộ số 55, kinh Jìvaka, HT Thích Minh Châu dịch)

********************************************

Phật nói về "thức ăn hôi thối" thức đồ ăn không thanh tịnh, không sạch, người đời thường đánh đồng là "ăn mặn". Hãy đọc kỹ bài kệ này.
---
Thức ăn hôi thối

Sát sanh và hành hình,
Ðả thương và bắt trói,
Trộm cắp và nói láo,
Man trá và lừa đảo,
Giả bộ kẻ học thức,
Ði lại với vợ người,
Ðây là đồ ăn thối,
Ăn thịt không phải thối.

Ở đời, các hạng người,
Không chế ngự lòng dục,
Ðam mê các vị ngon,
Liên hệ đến bất tịnh,
Theo chủ nghĩa hư vô,
Bất chánh khó hướng dẫn,
Ðây là ăn đồ thối,
Ăn thịt không phải thối.

Ai thô bạo, dã man,
Sau lưng nói gièm pha,
Phản bạn không từ bi,
Lại cống cao ngạo mạn,
Tánh không có bố thí,
Không cho ai vật gì,
Ðây là ăn đồ thối,
Ăn thịt không phải thối,

Phẫn nộ và kiêu mạn,
Cứng đầu và chống đối
Man trá và tật đố,
Nói vô ích, huênh hoang,
Kiêu mạn và quá mạn,
Thân mật với kẻ ác,
Ðây là ăn đồ thối,
Ăn thịt không phải thối,

Ác giới, nợ không trả,
Làm người điểm chỉ viên,
Làm những nghề dối trá,
Ở đây, kẻ giả vờ,
Ở đây người bần tiện,
Những người làm ác nghiệp,
Ðây là ăn đồ thối,
Ăn thịt không phải thối.

Ở đời, các hạng người,
Không chế ngự lòng dục,
Ðam mê các vị ngon,
Liên hệ đến bất tịnh,
Theo chủ nghĩa hư vô,
Bất chánh khó hướng dẫn,
Ðây là ăn đồ thối,
Ăn thịt không phải thối.

Hạng tham ô, thù nghịch,
Tìm cách để giết hại,
Luôn luôn hướng về ác,
Sau chết sanh tối tăm,
Chúng sanh ấy rơi vào,
Ðịa ngục đầu xuống trước.
Ðây là ăn đồ thối,
Ăn thịt không phải thối.

(Tiểu bộ kinh 1. Chương 2 - Tiểu Phẩm. Kinh hôi thối (Amagandha))
********************************************

Phật không nói về ăn chay nhưng Phật thuyết về ăn uống tiết độ:

Ăn Uống Tiết độ:

Con người thường chánh niệm,
Ðược ăn, biết phải chăng,
Chừng mực, cảm thọ mạnh,
Già chậm, tuổi thọ dài.
(Bài kệ này Đức Phật nói với đức vua Pasenadi của vương quốc Kosala, do vị vua này bị thói ăn uống vô độ làm cho khổ sở)
********************************************

Thế nào là TIẾT CHẾ ĂN UỐNG:

"Chúng ta phải biết tiết độ trong ăn uống, với chánh tư duy, chúng ta thọ thực (ăn), không phải để vui đùa, không phải để đam mê, không phải để trang sức, không phải để tự làm đẹp mình, mà chỉ để thân này được sống lâu và được bảo dưỡng, để (thân này) khỏi bị thương hại, để hỗ trợ phạm hạnh, nghĩ rằng: "Như vậy chúng ta diệt trừ các cảm thọ cũ và không cho khởi lên cảm thọ mới, và chúng ta sẽ không có lỗi lầm, sống được an ổn". Như vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải tu tập. Nhưng này các Tỷ-kheo, các Ông có thể khởi lên ý kiến: "Chúng ta đã thành tựu tàm quý, thân hành chúng ta thanh tịnh, khẩu hành thanh tịnh, ý hành thanh tịnh, sanh mạng thanh tịnh và các căn đã được hộ trì, ăn uống có tiết độ, đến mức độ này, như vậy là vừa đủ; đến mức độ này, như vậy đã làm xong. Chúng ta đã đạt được mục đích Sa-môn hạnh. Chúng ta không có gì phải làm hơn nữa". Và cho đến mức độ ấy, các Ông có thể tự thỏa mãn. Này các Tỷ-kheo, Ta khuyến cáo các Ông. Này các Tỷ-kheo, Ta tuyên bố cho các ông: Khi các Ông hướng đến mục đích Sa-môn hạnh, chớ có từ bỏ mục đích này, khi đang còn công việc đáng phải làm hơn nữa.

Đức Thế Tôn nói kệ:
Người ưa ngủ, ăn lớn,
Nằm lăn lóc qua lại,
Chẳng khác heo no bụng,
Kẻ ngu nhập thai mãi.

********************************************

Và tại sao các Đức Phật đều chọn nghề Khất thực để nuôi mạng sống?
Nghề Khất thực: (Tung Uong Tap 3-22d)
18) Thế Tôn nói với các Tỷ-kheo đang ngồi một bên:

-- Này các Tỷ-kheo, đây là nghề sinh sống hèn hạ nhất, tức là nghề khất thực. Ðây là một lời nguyền rủa trong đời, này các Tỷ-kheo, khi nói: "Ông, kẻ khất thực với bát trên bàn tay, Ông đi chỗ này, chỗ kia và đấy là nghề sinh sống". Này các Tỷ-kheo, điều mà các thiện gia nam tử chấp nhận là những vị sống vì lý tưởng mục đích, duyên với lý tưởng mục đích; không phải vì ma cưỡng ép, không phải vì trộm cướp cưỡng ép, không phải vì thiếu nợ, không phải vì sợ hãi, không phải vì không có nguồn sinh sống, mà với ý nghĩ: "Ta bị chìm đắm trong sanh, già chết, sầu, bi, khổ, ưu, não; bị chìm đắm trong đau khổ, bị đoanh vây bởi đau khổ. Rất có thể, sự chấm dứt toàn bộ khổ uẩn này được tìm ra".

>>> Các vị khất sỹ xưa, chỉ ăn ngày 1 bữa và không quá Ngọ, nếu qua ngọ mà không khất thực được đồ ăn thì chấp nhận nhịn đói hôm đó.

Ngoài ra, theo mình khi đi khất thực cũng là duyên lành để cho chúng sanh có dịp tạo phước cho mình. Các vị Tỷ kheo giữ giới nghiêm ngặt, hay các vị Arahat hay Tối Thượng là Đức Phật được ví như "Phước Điền vô thượng ở đời". (mình sẽ tổng hợp vấn đề này sau)

********************************************
Ai có kiến thức về nông nghiệp, ai đã từng đi cuốc đất trồng rau trồng lạc hay không xa rời tự nhiên, thì bạn sẽ hiểu để có đồ ăn chay sẽ không có chuyện không sát sinh, bạn ăn không thấy thịt, không tự tay giết chóc, nhưng bản thân sự gieo cấy, đã có cả 1 loạt sự sát sinh rồi, chỉ có điều bạn không đi đến tận cùng nguồn gốc của thức ăn thôi. Vì sao có mùa an cư kiết hạ 3 tháng?

Ăn chay thì dễ, cả một tuổi thơ mình đã ăn :) nhưng ăn ít, ngày 1 bữa và tiết độ như một thiền sinh thì thật khó khăn. Thay vì ăn chay thường xuyên, hãy học cách ăn trong chánh niệm. Ý thức được nhu cầu thực sự của mình; học cách phân biệt giữa muốn và cần. Đào luyện cơ thể không phải là tự hành hạ mình. Bớt ngủ, bớt ăn đôi lúc có vẻ cực đoan, nhưng nó có giá trị của nó. Bạn phải thực sự muốn chống lại sự biếng nhác và phiền não.

Nếu ăn chay và ăn không cầu kỳ, ăn đủ thì càng tốt. Nhưng mình thì theo hướng ăn uống đơn giản nhất và tiện lợi nhất là được.

Mình đã thôi ăn tối hơn 1 năm rồi, gần như chỉ có bữa trưa là ăn bình thường, tất nhiên là không cực đoan, lúc nào vì công việc, bạn bè gặp gỡ, hay về nhà cùng bố mẹ, mình vẫn ăn uống bình thường, không gây phiền muộn lo lắng cho người khác. Một cách thanh lọc cơ thể rất tốt.

********************************************
Giới thiệu 2 bài kệ ngắn, có thể giúp bạn ít nhiều cái thói thèm ăn, ăn vô độ:

Thời vua Lương Võ Đế có Hòa Thượng Chí Công, vốn là một vị cao tăng đã đắc Ngũ nhãn Lục thông, tiền nhân hậu quả nhất nhất đều biết rõ ràng. Lần nọ, có một gia đình hào phú tổ chức tiệc cưới cho con và thỉnh Hòa Thượng Chí Công đến tụng kinh. Bấy giờ, Hòa Thượng vừa đặt chân đến ngạch cửa đã than rằng:

“Lạ lạ thay! Quái quái kỳ!
Đứa cháu cưới bà nội,
Heo dê ngồi bàn tiệc,
Quyến thuộc nấu trong nồi.
Con gái ăn thịt mẹ,
Con trai đánh da cha.
Khách khứa đến chúc mừng,
Ta thấy thật là khổ!”

Khi con người còn vô minh thì sẽ không tin điều này đâu, nhưng hãy suy niệm hãy tự mình tìm lấy câu trả lời. Điều này không vô lý, cũng không phải là một sự dọa dẫm, chỉ đơn giản, ta chưa đến đc tầm hiểu biết đó.

********************************************
Ngàn năm oán hận ngập bát canh,
Oán sâu như biển hận khó tan.
Muốn biết vì sao có chiến tranh,
Hãy nghe lò thịt, lúc nửa đêm!

Thứ Ba, 11 tháng 10, 2016

Ba Câu Hỏi -3 Questions

LEO TOLSTOY

Ba Câu Hỏi
Thích Nhất Hạnh dịch
********

Ðó là chuyện ba câu hỏi khó của một nhà vua, do nhà văn hào Leo Tolstoy kể lại.

Nhà vua ấy, Tolstoy không biết tên. Một hôm đức Vua nghĩ rằng, giá mà vua trả lời được ba câu hỏi ấy thì vua sẽ không bao giờ bị thất bại trong bất cứ công việc nào. Ba câu hỏi ấy là:

1. Làm sao để biết được thời gian nào là thời gian thuận lợi nhất cho mỗi công việc?

2. Làm sao để biết được nhân vật nào là nhân vật quan trọng nhất mà ta phải chú trọng?

3. Làm sao để biết được công việc nào là công việc cần thiết nhất mà ta phải thực hiện?

Nghĩ thế, vua liền ban chiếu ra khắp trong bàn dân thiên hạ, hứa rằng sẽ ban thưởng trọng hậu cho kẻ nào trả lời được những câu hỏi đó.

Các bậc hiền nhân đọc chiếu liền tìm tới kinh đô. Nhưng mỗi người lại dâng lên vua một câu trả lời khác nhau.

Về câu hỏi thứ nhất, có người trả lời rằng muốn biết thời gian nào là thời gian thuận lợi nhất cho mỗi công việc thì phải làm thời biểu cho đàng hoàng, có ngày giờ năm tháng và phải thi hành cho thật đúng thời biểu ấy. Như vậy mới mong công việc làm đúng lúc. Kẻ khác thì lại nói không thể nào dự tính được trước những việc gì phải làm và thời gian để làm những việc ấy; rằng ta không nên ham vui mà nên chú ý đến mọi sự khi chúng xẩy tới để có thể làm bất cứ gì xét ra cần thiết.

Có kẻ lại nói rằng, dù vua có chú ý đến tình hình mấy đi nữa thì một mình vua cũng không đủ sáng suốt để định đoạt thời gian của mọi việc làm một cách sáng suốt, do đó nhà vua phải thành lập một Hội Ðồng Nhân Sĩ và hành động theo lời khuyến cáo của họ.

Lại có kẻ nói rằng, có những công việc cần phải lấy quyết định tức khắc không thể nào có thì giờ để tham khảo xem đã đến lúc phải làm hay chưa đến lúc phải làm. Mà muốn lấy quyết định cho đúng thì phải biết trước những gì sẽ xẩy ra, do đó, nhà vua cần phải cần đến những nhà cố vấn tiên tri và bốc phệ.

Về câu hỏi thứ hai, cũng có nhiều câu trả lời không giống nhau. Có người nói những nhân vật mà vua cần chú ý nhất là những ông đại thần và những người trong triều đình. Có người nói là mấy ông Giám Mục, Thượng Tọa là quan hệ hơn hết. Có người nói là mấy ông tướng lãnh trong quân đội là quan hệ hơn hết.

Về câu hỏi thứ ba, các nhà thức giả cũng trả lời khác nhau. Có người nói khoa học là quan trọng nhất. Có người nói tôn giáo là quan trọng nhất. Có người lại nói: chỉnh trang quân đội là quan trọng nhất.

Vì các câu trả lời khác nhau cho nên nhà vua không thể đồng ý với vị hiền nhân nào cả, và chẳng ban thưởng cho ai hết.

Sau nhiều đêm suy nghĩ vua quyết định đi chất vấn một ông đạo tu trên núi, ông đạo này nổi tiếng là có giác ngộ. Vua muốn tìm lên trên núi để gặp ông đạo và hỏi ba câu hỏi kia.

Vị đạo sĩ này chưa bao giờ chịu xuống núi và nơi ông ta ở chỉ có những người dân nghèo; chẳng bao giờ ông chịu tiếp người quyền quý. Vì vậy mà nhà vua cải trang làm thường dân. Khi đi đến chân núi, vua dặn vệ sĩ đứng chờ ở dưới, và một mình vua, trong y phục một thường dân, vua trèo lên am của ông đạo.

Nhà vua gặp ông đạo đang cuốc đất trước am. Khi trông thấy người lạ, ông đạo gật đầu chào rồi tiếp tục cuốc đất. Ông đạo cuốc đất một cách nặng nhọc bởi ông đã già yếu; mỗi khi cuốc lên được một tảng đất hoặc lật ngược được tảng đất ra thì ông lại thở hào hển.

Nhà vua tới gần ông đạo và nói: "Tôi tới đây để xin ông đạo trả lời giúp cho tôi ba câu hỏi. Làm thế nào để biết đúng thì giờ hành động, đừng để cho cơ hội qua rồi sau phải hối tiếc? Ai là những người quan trọng nhất mà ta phải chú ý tới nhiều hơn cả? Và công việc nào quan trọng nhất cần thực hiện trước tiên?"

Ông đạo lắng nghe nhà vua nhưng không trả lời. Ông chỉ vỗ vai nhà vua và cúi xuống tiếp tục cuốc đất.

Nhà vua nói: "Ông đạo mệt lắm rồi, thôi đưa cuốc cho tôi, tôi cuốc một lát". Vị đạo sĩ cám ơn và trao cuốc cho Vua rồi ngồi xuống đất nghỉ mệt. Cuốc xong được hai vồng đất thì nhà vua ngừng tay và lập lại câu hỏi. Ông đạo vẫn không trả lời, chỉ đứng dậy và đưa tay ra đòi cuốc, miệng nói: "Bây giờ bác phải nghỉ, đến phiên tôi cuốc". Nhưng nhà vua thay vì trao cuốc lại cúi xuống tiếp tục cuốc đất.

Một giờ rồi hai giờ đồng hồ đi qua. Rồi mặt trời bắt đầu khuất sau đỉnh núi. Nhà vua ngừng tay, buông cuốc, và nói với ông đạo:

"Tôi tới để xin ông đạo trả lời cho mấy câu hỏi. Nếu ông đạo không thể trả lời cho tôi câu nào hết thì xin cho biết để tôi còn về nhà".

Ông đạo nghe tiếng chân người chạy đâu đây bèn nói với nhà vua: "Bác thử xem có ai chạy lên kìa". Nhà vua ngó ra thì thấy một người có râu dài đang chạy lúp xúp sau mấy bụi cây, hai tay ôm bụng. Máu chảy ướt đầm cả hai tay. Ông ta cố chạy tới chỗ nhà vua và ngất xỉu giữa đất, nằm im bất động miệng rên ri rỉ.

Vua và ông đạo cởi áo người đó ra thì thấy có một vết đâm sâu nơi bụng. Vua rửa chỗ bị thương thật sạch và xé áo của mình ra băng bó vết thương, nhưng máu thấm ướt cả áo. Vua giặt áo và đem băng lại vết thương. Cứ như thế cho đến khi máu ngừng chảy.

Lúc bấy giờ người bị thương mới tỉnh dậy và đòi uống nước. Vua chạy đi múc nước suối cho ông ta uống. Khi đó mặt trời đã bắt đầu khuất và bắt đầu lạnh. Nhờ sự tiếp tay của ông đạo, nhà vua khiêng người bị nạn vào trong am và đặt nằm trên giường ông đạo. Ông ta nhắm mắt nằm yên. Nhà vua cũng mệt quá vì leo núi và cuốc đất cho nên ngồi dựa vào cánh cửa và ngủ thiếp đi. Vua ngủ ngon cho đến nỗi khi Vua thức dậy thì trời đã sáng và phải một lúc sau Vua mới nhớ ra được mình đang ở đâu và đang làm gì. Vua nhìn về phía giường thì thấy người bị thương cũng đang nhìn mình chòng chọc, hai mắt sáng trưng.

Người đó thấy vua tỉnh giấc rồi và đang nhìn mình thì nói, giọng rất yếu ớt:

"Xin bệ hạ tha tội cho thần".

"Ông có làm gì nên tội đâu mà phải tha?"

"Bệ hạ không biết hạ thần, nhưng hạ thần biết bệ hạ. Hạ thần là người thù của bệ hạ, Hạ thần đã thề sẽ giết bệ hạ cho bằng được bởi vì khi xưa, trong chinh chiến bệ hạ đã giết mất người anh của hạ thần và còn tịch thu gia sản của hạ thần nữa".

"Hạ thần biết rằng bệ hạ sẽ lên núi này một mình để gặp ông đạo sĩ, nên đã mai phục quyết tâm giết bệ hạ trên con đường về. Nhưng cho đến tối mà bệ hạ vẫn chưa trở xuống, nên hạ thần đã rời chỗ mai phục mà đi lên núi tìm bệ hạ để hành thích. Thay vì gặp bệ hạ, hạ thần lại gặp bốn vệ sĩ. Bọn nầy nhận mặt được hạ thần cho nên đã xông lại đâm hạ thần. Hạ thần trốn được chạy lên đây, nhưng nếu không có bệ hạ cứu thì chắc chắn hạ thần đã chết vì máu ra nhiều quá. Hạ thần quyết tâm hành thích bệ hạ mà bệ hạ lại cứu sống được hạ thần. Hạ thần hối hận quá. Bây giờ đây nếu hạ thần mà sống được thì hạ thần nguyện sẽ làm tôi mọi cho bệ hạ suốt đời, và hạ thần cũng sẽ bắt các con của hạ thần làm như vậy. Xin bệ hạ tha tội cho hạ thần".

Thấy mình hòa giải được với kẻ thù một cách dễ dàng nhà vua rất vui mừng. Vua không những tha tội cho người kia mà còn hứa sẽ trả lại gia sản cho ông ta, và gửi ngự y cùng quân hầu tới săn sóc cho ông ta lành bệnh.

Sau khi cho vệ sĩ khiêng người bị thương về nhà, vua trở lên tìm ông đạo để chào. Trước khi ra về vua còn lặp lại lần cuối ba câu hỏi của vua. Ông đạo đang quỳ gối xuống đất gieo những hạt đậu trên những luống đất đã cuốc sẵn hôm qua.

Vị đạo sĩ đứng dậy nhìn vua: "Nhưng ba câu hỏi của vua đã được trả lời rồi mà".

Vua hỏi: "trả lời bao giờ đâu nào?"

"Hôm qua nếu Vua không thương hại bần đạo già yếu mà ra tay cuốc dùm mấy luống đất này thì khi ra về nhà vua đã bị kẻ kia mai phục hành thích mất rồi, và nhà Vua sẽ tiếc rằng đã không ở lại cùng ta. Vì vậy thời gian quan trọng nhất là thời gian Vua đang cuốc đất; nhân vật quan trọng nhất lúc đó là bần đạo đây, và công việc quan trọng nhất là công việc giúp bần đạo. Rồi sau đó khi người bị thương nọ chạy lên, thời gian quan trọng nhất là thời gian vua chăm sóc cho ông ta, bởi vì nếu vua không băng vết thương cho ổng thì ổng sẽ chết và vua không có dịp hòa giải với ổng; cũng vì thế mà ông ta là nhân vật quan trọng nhất, và công việc vua làm để băng bó vết thương là quan trọng nhất. Xin vua hãy nhớ kỹ điều này: "chỉ có một thời gian quan trọng mà thôi, đó là thời gian hiện tại, là giờ phút hiện tại. Giờ phút hiện tại quan trọng bởi vì đó là thời gian duy nhất trong đó ta có thể làm chủ được ta. Và nhân vật quan trọng nhất là kẻ đang cụ thể sống với ta, đang đứng trước mặt ta, bởi vì ai biết được là mình sẽ đương đầu làm việc với những kẻ nào trong tương lai. Công việc quan trọng nhất là công việc làm cho người đang cụ thể sống bên ta, đang đứng trước mặt ta được hạnh phúc, bởi vì đó là ý nghĩa chính của đời sống.



(Trích từ Phép Lạ Của Sự Tỉnh Thức - TNH )